Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Đi lễ vía Bà ở Nha Trang

Đi chơi Nha Trang vào dịp cuối tháng 4 rồi, gặp đúng ngày lễ vía Thiên Y Thánh Mẫu  .Tôi chen vào dòng người đông đúc lên đến tháp nhưng cũng chỉ đứng được bên ngoài , vì dòng người xếp hàng vào viếng Bà dài ngoằng .Người ta đội mâm lễ vật vào cúng Bà  nhìn cũng hay , người đội một cái gùi cao kều , người chỉ vỏn vẹn một chai nước suối  đặt trên đầu , người mâm trái cây đủ loại  , người chỉ một dĩa nhỏ có đúng 3 trái  mận , ổi ... Người thì lẳng hoa đội  đầu , kẻ dĩa trầu cau đặt trên vai , cứ thế mà xếp hàng nối đuôi nhau . Tôi mê mãi chụp hình những diễn viên hát tuồng,  xiêm y , cờ phướn rực rỡ ... 
Mãi mê chụp hình , nhìn lại không thấy đoàn của mình đâu cả , lật đật chạy xuống , mọi người đã yên vị trên xe từ lâu , chỉ còn chờ tôi xuống . Mấy em trẻ hỏi tôi sao  có thể chen chúc lên  tháp trong dòng người đông đúc đó chi cho mệt . Chắc các em không thấy có gì hay ho để xem . Còn tôi thì già rồi lại hóa trẻ thơ chăng? Hihi ...

















13 nhận xét:

  1. Hay thật, những hình ảnh cúng lễ của người Chăm, vẫn còn rất nhiều nét dân gian. Khá khen cho người chụp đã bỏ công... chen lấn đề có được những tấm hình sống động. Những hình ảnh như thế này ít "bắt mắt" tụi trẻ bây giờ, có khi mấy cô cậu còn coi đó là chuyện... mê tín nhảm nhí. :-(((

    Thiên Y A Na là một nữ thần của người Chăm (Poh Nagar, hay Bà chúa Ngọc), chắc cũng tương tự như Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay Bà Chúa Xứ vậy. Bà Chúa Ngọc đã được phong Thượng đẳng thần từ thời nhà Nguyễn, thường những buổi lễ như thế này có các cô gái người Chăm múa hoa, múa đèn trông cũng hay lắm (tôi có được xem trong lễ Ka Tê của người Chăm ở Phan Rang)...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lâu đi chơi gặp dịp thế này cũng hay nên chụp hình về để dành xem chứ . Chủ yếu để xem người ta làm lễ thế nào . Cho nên hôm Tết thích chụp cảnh quý bà tụng kinh lễ Phật ở chùa Viên Giác , thấy cũng hay mà không hiểu sao bị "đội cờ đỏ" của chùa không cho chụp hình , hihi ...

      Xóa
  2. Nhìn lại thấy Tháp Bà Nha Trang tu sửa nhiều mà lại không giữ được nét nguyên thủy tiếc ghê. Năm 1972 trở về trước, những ngày ấy leo lên Tháp Bà phong cảnh hữu tình và tháp với gạch còn nguyên thủy chưa bị phong hóa hư hao bao nhiêu cả.

    Hihi Ai bảo là già! chẳng già chút nào cả! các em ngồi trên xe đợi.. mới chẳng biết thế nào là trẻ cả Marg nhỉ hihi..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Marg cũng nghĩ ngày xưa cảnh ở đây đẹp , đứng trên cao nhìn qua cầu xóm Bóng sông nước đẹp lắm

      Xóa
  3. Mà đây là ngôi Tháp của người Chăm theo đạo Bà La Môn, sao mà mấy chị nhà mình mặc áo mang phướn có chữ Tàu nè giời! Chắc Bà cũng sẽ đọc được nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, tháp Bà ở Nha Trang đã "Việt hóa" rồi chị M. không còn nguyên thủy như tháp ở Phan Rang, cho nên người Chăm, người Việt đều đến cúng lễ. Người Chăm thì mặc áo dài truyền thống của họ, đội lễ vật trên đầu, có khi chỉ vài trái ổi, xoài, người đội nguyên cái gùi là cả một mâm cúng... Còn người Việt là mấy bà mặc áo dài khăn đóng, mang cờ phướn có chữ Tàu, mấy bà này thường là trong đội Tế, thể nào hôm đó cũng có nữ Tế.

      Xóa
    2. Marg cũng thích những phụ nữ người Chăm đội lễ vật hơn . Tiếc là không có nhiều thời gian để chụp hình

      Xóa
  4. Hay chi nhi ? Phong tuc cua nguoi Cham la qua chi hén ....em chua bao gio duoc biêt và nhin thây nhung hinh anh nhu thê , thât thu vi vô cung !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cũng thấy thú vị khi được nhìn ngắm những hình ảnh này đó nangtuyet

      Xóa
  5. Có cô gái mặc áo dài hồng đẹp thế mà lại đeo khẩu trang, tiếc quá!

    Chị BT mê chụp ảnh đến mức đứng chen chân trong đám lễ Vía Bà dưới nắng gắt để tác nghiệp thế này thì các bạn trẻ còn lâu mới theo kịp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi , nhìn dòng người chen chúc ngán lắm , nếu không có đông lực là chụp hình thì không chen vào đâu TT
      Cô áo dài hồng có khăn đội đầu cũng đẹp hén (:

      Xóa
  6. Vía Bà ở tháp Bà Nha Trang của người Việt là một tiếp nối văn hóa khá độc đáo. Từ Mẫu Pô Inư Nưgar (Thiên Y A Na) xưa kia của người Chăm, chuyển sang thờ Bà (Mẫu) của người Việt. Kể từ khoảng giữa thế kỷ XVII (1653), khi chúa Nguyễn Phúc Tần mở mang bờ cõi đến đây, một lần nữa người Chăm đã phải dời xa hơn về phương Nam (Ninh Thuận). Tục thờ Mẫu của người Việt gắn liền với múa bóng, xưa kia trong những buổi lễ vía Bà thế nào cũng có múa bóng (nôm na là lên đồng). Ở ngay bên Tháp Bà chúng ta còn thấy địa danh Xóm Bóng.

    Thiên Y A Na, rồi đến thờ Mẫu (mà người Việt gọi là Bà), là những tín ngưỡng dân gian của người Chăm, người Việt, bây giờ tôi thấy trên tấm hình bạn Marg. chụp bên trên có cả lá cờ Phật giáo to tướng, người ta đã đưa cả Đức Phật vào đây nữa, hihi, hòa đồng tôn giáo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi Marg cũng thấy lá cờ Phật giáo với cái mái che khung thép nó lỏi chỏi thế nào . Chụp hình mấy ngọn tháp cứ vướng cái mái vòm thép ấy , muốn né mà rất khó

      Xóa

Dấu chân..

Flag Counter