Đi dọc theo con đường nhỏ rợp mát bóng cây đó sẽ gặp cung An Định . Cung nguyên là phủ riêng của vua Khải Định . Năm 1917, vua Khải Định đã dùng tiền riêng để xây lại cung, trang trí theo phong cách cung đình truyền thống, kết hợp với kiến trúc gothique của Tây phương . Năm 1922, cung được vua Khải Định tặng lại cho Thái tử Vĩnh Thụy là vua Bảo Đại sau này . Sau cách mạng tháng tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại dời từ Hoàng Cung về sống tại cung An Định từ 1945 đến 1954 . Sau 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An định . Về sau, đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, tiếp tục sống ở đó từ 1968 đến 1975 thì hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Sau một thời gian dài sử dụng làm nhà ở tập thể, cung bị xuống cấp trầm trọng, đến năm 2001 cung An Định mới được phục hồi, trùng tu . Tiếc là hôm tôi qua đây, cung đang đóng cửa để sửa sang chi đó nên tôi không vào tham quan được .
Đi tiếp trên con đường này , cách cung An Định không xa , tôi gặp nhà Lưu niệm Hoàng Thái hậu Từ Cung . Đó là nơi bà Từ Cung sống cho tới ngày qua đời , sau khi đã hiến tặng cung An Định . Tôi vào thăm nhà lưu niệm và có chút ngậm ngùi khi nhìn thấy cảnh vật phòng ốc, bàn thờ đơn sơ giản dị của đức Từ Cung , mẹ nhà vua ngày nào ...
Cổng chính cung An Định, phía sau cổng là đình Trung Lập hình bát giác , phía sau là lầu Khải Tường là nơi ở chính của hoàng tộc . Lầu Khải Tường có 3 tầng , kiến trúc theo phong cách gothique châu Âu , ở tầng 1 có 6 bức bích họa có giá trị nghệ thuật , đã được CHLB Đức giúp khôi phục và bảo tồn
Giống như hầu hết các phủ ở Huế , trước phủ thường là một bến sông .
Bậc tam cấp dẫn xuống sông nằm ngay trục chính thẳng với cổng cung , là một bộ phận của toàn công trình
bàn thờ đức Từ Cung
ảnh đức Từ Cung lúc còn trẻ
ảnh Cựu hoàng Bảo Đại
Hoàng hậu và các hoàng tử, công chúa
Vua Bảo Đại lúc còn nhỏ
Bàn thờ vua Bảo Đại
Cũng trên con đường Phan Đình Phùng này, tôi còn được gặp Phủ Tùng Thiện Vương . Tùng Thiện Vương (1819-1870) là con thứ 10 của vua Minh Mạng và bà Thục Tần Nguyễn Thị Bảo . Ông nổi tiếng với tài giỏi thơ , hay chữ . Phủ của ông còn gọi là thi phủ . Tôi cũng rất tiếc là không vào được bên trong mà chỉ dừng lại ngắm nghía bên ngoài
Trước phủ Tùng Thiện Vương cũng là một bến sông
Một cặp vợ chồng đến trước bến Phủ cầu khấn phóng sinh cá ( vợ cầm bịch cá , chồng đang đốt nhang )
Biết thêm được những nơi thuộc Hoàng tộc. Nếu muốn tìm hiểu thêm Huế xưa chắc phải "bám càng" theo bạn Marg. dài dài :-)))
Trả lờiXóaMiệt Kim Long và đường qua Vỹ Dạ có rất nhiều phủ là nơi ở của các ông chúa , bà hoàng xưa . Ngày trước đi về Kim Long , hay gặp các cổng phủ cổ kính rêu phong . nay trở lại thấy đã mất đi ít nhiều
XóaThật ra về Huế mà có nhiều thời gian , cũng còn nhiều nơi để đến lắm bác H à .
Bà Từ Cung sau khi mất được an táng ở nơi gần lăng Đồng Khánh .
Được theo chân chị viếng thăm cố đô Huế với những di tích lịch sử cùng lời thuyết minh của chị thật thích vô cùng ... cảm ơn chị nhiều chị Marg nhé ..
Trả lờiXóaNang Tuyet đã trở lại rồi , mừng quá . Chuyến đi Huế rồi , chị chụp khá nhiều hình , để từ từ đưa lên em xem nhé
XóaDạ , em chờ xem nè chị Marg ơi ...
XóaLần đầu ghé vào làm quen, đọc một mạch ba bài, biết thêm về những di tích thuộc hoàng triều ngày xưa, cám ơn bạn nhé, chúc bạn chiều chúa nhật vui vẻ an lành.
Trả lờiXóaCám ơn bạn Mẫn ghé vào xem bài . Cũng chúc bạn nhiều niềm vui nhé
XóaNhững bậc mẫu nghi thời ấy quả là quốc sắc thièn hương.
Trả lờiXóaLâu quá mới gặp lại chị Yến . Chị vui khỏe nhiều không ?
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChào bạn ! Theo mình bạn chú thích nhầm 2 tấm ảnh.
Trả lờiXóaẢnh 7 : bạn chú thích "ảnh đức Từ Cung lúc còn trẻ" theo mình đó là Hoàng Hậu Nam Phương.
Ảnh 12 : bạn chú thích "Vua Bảo Đại lúc còn nhỏ" theo mình đó là Hoàng Tử Bảo Long con trai Vua Bảo Đại !
Cám ơn bạn đã giúp ý kiến . Những bức ảnh trưng bày không có chú thích . Mình có hỏi người trông coi nhà lưu niệm . Ông nói giọng Huế nhanh và hơi khó nghe đối với mình nên chắc có thể có sự nhầm lẫn ...
XóaCho mình hỏi bạn đã đến Lăng Đức Từ chưa ?
Trả lờiXóaAd à, ảnh vua BD lúc nhỏ có vẻ không phải, đó là ảnh Bảo Long lúc 3 tuổi được phong Thái Tử thì mới đúng
Trả lờiXóa