Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Đi chùa ở Huế

Tôi không thường xuyên đi chùa , thường mỗi năm chỉ thăm viếng một vài chùa vào mấy ngày Tết, đã thành lệ của gia đình. Tết năm nay về Huế, tôi mong muốn đi thăm một vài chùa ngoài đó, vì nghe nói cảnh chùa ở Huế thanh tịnh lắm. Có một điều đặc biệt là các chùa ngoài đó chỉ mở cửa chánh điện vào ngày mùng một và rằm , nên nếu đến chùa vào ngày thường, chỉ có thể vãn cảnh chùa chứ không vào được chánh điện để lễ Phật .
Ngôi chùa ấn tượng nhất với tôi là chùa Từ Hiếu. Chùa còn giữ được kiến trúc cổ và nằm trong khung cảnh thiên nhiên thanh vắng. Khởi thủy chùa là một thảo am do thiền sư Nhất Định dựng nên năm 1843 . Thiền sư nổi tiếng có hiếu với mẹ. Để nuôi mẹ vượt qua cơn ốm nặng , người đã lặn lội vượt rừng xuống chợ mua cá về nấu cháo cho mẹ , vượt qua bao điều tiếng thị phi ở chợ . Sau, vua Tự Đức biết chuyện  đã ban cho chùa tấm biển đề : "Sắc Tứ Từ Hiếu Tự" . Từ đó chùa có tên gọi Từ Hiếu . Năm 1948 các quan lại  triều Nguyễn trong đó có các quan thái giám góp công đức xây dựng thảo am thành chùa để lo việc thờ tự sau này . Ngày nay trong khuôn viên chùa vẫn còn khu vực  lăng mộ của các vị thái giám, được nhà chùa lo hương khói vì các vị không có con cháu thờ tự .



Trước cổng chùa



Cổng tam quan 




Ao sen  




 Tháp bia ghi lại lịch sử chùa 


Chánh điện 



Bức chạm trổ hai bên cổng chánh điện 



Rêu phong 



Khu lăng mộ các vị thái giám 



Phần mộ ngang bằng, không đắp thành nấm có ý nghĩa các vị không có người nối dõi 

 một bia mộ



Ao chùa 


Ao chùa nuôi rất nhiều cá , để nhớ vị hòa thượng sáng lập xưa đã mua cá nuôi mẹ già bệnh 


Chùa Diệu Đế cũng là một trong những ngôi chùa cổ ở Huế . Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị. Sau khi lên ngôi , ngài cho xây dựng chùa ở ngay phủ  và năm 1844, chùa được sắc phong là quốc tự. Khác với chùa Từ Hiếu nằm trên vùng đồi núi, chùa Diệu Đế nằm cạnh một nhánh sông. Chùa đã qua nhiều đợt trùng tu . Tôi đến chùa vào một buổi sáng mưa lất phất , trời lạnh , cảnh chùa yên tĩnh khiến lòng cũng trở nên trầm lắng 







Cổng tam quan có thờ Hộ pháp trên tầng hai 


 lối vào chánh điện 



gác thờ Đại hồng chung 


Chánh điện 

 



Hoa hải đường trong sân chùa 
--> Read more..

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Đàn Nam Giao - Đàn Xã tắc

Những năm đầu ra Huế , tôi được đưa đi thăm các lăng tẩm vua và cung điện trong đại nội . Phú Văn Lâu , hồ Tịnh Tâm v.v... tôi cũng đã đến  nhưng  hầu như tôi không nghe nhắc đến đàn Nam Giao . Sau này tôi mới biết thời gian đó  Đàn Nam Giao được sử dụng làm đài liệt sỹ.
Năm 1992 đài liệt sỹ được dời đi .Năm 1993 đàn Nam giao được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Giá trị của đàn Nam Giao được trả lại từ đó . Đàn Nam Giao được  xây dựng năm 1806 dưới thời vua Gia Long , là nơi để các vua nhà Nguyễn làm lễ tế trời đất . Đàn Nam Giao có khuôn viên rộng lớn hình chữ nhật , rợp bóng thông  xanh mát . Được biết lệ  trồng thông ở đàn Nam Giao đã có từ thời các vua quan triều Nguyễn . Một lối đi lát gạch đỏ dẫn từ cổng vào đến Giao đàn nằm ngay trung tâm . Giao đàn có 3 tầng , tầng trên cùng là Viên đàn xây hình tròn , tượng trưng cho trời . Tầng kế dưới có kiến trúc hình vuông là Phương đàn , tượng trưng cho đất . Tầng dưới  cùng cũng hình vuông , tượng trưng cho người 



Lối đi từ cổng vào Giao đàn 


Giao đàn gồm 3 tầng tượng trưng cho Trời, Đất và Người 


Viên đàn hình tròn ở trên cùng , tượng trưng cho Trời 


Phương đàn là tầng thứ hai , hình vuông , tượng trưng cho đất 


Mặt bằng Viên đàn hình tròn ở trên cùng , , là nơi vua thực hiện nghi lễ tế Giao 


Từ Phương đàn nhìn ra cổng 

Tầng dưới cùng tượng trưng cho Người ( Nhân) , không có thành lan can như hai tầng trên



Sau khi thăm đàn Nam Giao về ,  một người em bảo :  "anh chị đã đến đàn Nam Giao rồi thì cũng nên đến đền Xã Tắc" . Thế là hôm sau chúng tôi thử tìm đến đền Xã Tắc . Khác với Đền Nam Giao , đền Xã Tắc nằm trong khu vực Thành Nội . Chúng tôi phải mất một thời gian đi lòng vòng mới tìm ra được . Hỏi đường thì được chỉ : " Bên nớ ..." , " Kia tề!" . Rốt cuộc , đàn Xã Tắc nằm lọt thỏm trong một khu dân cư . Đàn hiện nay chỉ là kiến trúc phục dựng  và  có vẻ hoang phế . 
Đàn Xã tắc cũng được xây dựng dưới thời vua Gia Long cùng thời với đàn Nam Giao vào năm 1806 , là nơi vua làm lễ tế thần đất và thần lúa . Đàn xã Tắc không còn được làm nơi tế lễ  từ 1945 và hiện nay đất đã bị lấy  xây nhà dân bao bọc chung quanh 

Đàn Xã tắc hình vuông xây gạch , là kiến trúc được phục dựng 









Mặt trên của đàn Xã Tắc , cỏ mọc tràn lan 



Nơi đàn Xã Tắc ngày xưa  bây giờ là khu dân cư có đường Xã tắc và khu tập thể Xã Tắc 













--> Read more..

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Về làng

Khác với Sài Gòn , muốn ra ngoại ô ngắm cảnh vườn tược phải đi khá xa , ở Huế chỉ  chạy xe khoảng 10, 15 phút là có thể lên núi hoặc về làng ngắm cảnh cây cỏ thiên nhiên . Nhớ lại ấn tượng lần đầu khi về Vỹ Dạ cách đây 30 năm , lần này tôi háo hức trở lại thôn Vỹ Dạ . Thế nhưng thật thất vọng , tốc độ đô thị hóa đã khiến Vỹ Dạ không còn những " Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" nữa . Tôi nhớ ngày xưa khi đi trên những con đường đất quanh co lẩn khuất sau những tán cây xanh mướt , tôi chợt cảm thấy thấp thoáng ánh mắt đen nháy trên "khuôn mặt chữ điền" của ai đó đang dõi theo, sau những vòm trúc mà những chiếc lá như những lát dao sắc lẹm . Giờ, cảnh xưa không còn nữa ...

Chịu khó đi xa hơn , về miệt làng An Truyền , làng  Triều Thủy  , mới có thể bắt gặp những hình ảnh nông thôn như đường làng , chợ quê , bến nước , ngôi đình và những cánh đồng lúa tít tắp . Đó là những hình ảnh mà tôi luôn thích khi có dịp đi thăm các nơi trên quê hương mình . 


Cổng làng . Ngày Tết hội hè nên đi đến đâu cũng  có cờ phướn , biểu ngữ ...




 Một góc chợ làng 


 Trong hình có đủ 3 loại : nón lá , mũ vải , mũ bảo hiểm 











Rỗ dây màu đỏ, vàng  gắn vào một cây que , dùng để cúng trước cổng nhà 



Về chợ 



Vó tự nhiên , không phải cảnh xếp đặt ở Bình Quới 



Giặt áo bên ao 



Đình làng 











Dễ cũng phải mấy chục năm mới thấy hình ảnh chú nghé con ( ủa  mà nghé hay bê nhỉ ?) 



 Làng quê bây giờ , trên cánh đồng , con trâu bên cạnh chiếc honda  . Đàng sau , ngôi nhà quê bên cạnh nhà gạch 2 tầng mái ngói 



 Trên đường về nhớ đầy 



Chiều chậm đưa chân ngày ... ( Chiều - Thơ Hồ Dzếnh)
--> Read more..

Dấu chân..

Flag Counter