Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Đầu năm đến Tây Nguyên

Cuối năm cô sinh viên của con gái mời về quê ở Pleiku chơi . Tôi đồng ý liền . Thứ nhất vì tôi chưa biết Tây Nguyên , thứ hai tôi muốn hưởng chút cái lạnh của phố núi trong dịp đầu năm mới . Ở Pleiku được hai ngày , do nhỏ sinh viên còn một môn học phải thi sau Tết Tây , nên tôi nói nhỏ ở nhà học bài , tôi và con gái tự đi cho biết KonTum . 
Từ Pleiku đi Kontum chỉ mất một giờ đi xe . Thành phố Kontum nhỏ,  đi chưa hết ngày đã hết những điểm tham quan , tới chỗ nào cũng gặp lại những khuôn mặt khách ở các điểm tham quan đã qua , mọi người gật đầu chào, cười xòa với nhau . 
Điểm đầu tiên tôi đến thăm ở KonTum là cầu treo KonKlor bắc qua sông Dakbla ...


Cây cầu treo này dài 292m , rộng chỉ 4,5m , xây dựng xong vào năm 1994 . Cầu khá vắng vẻ , lâu lâu một chiếc xe chạy qua phải lách tránh vài du khách đến chụp hình .










Dòng sông Dakbla và cảnh  vật hai bên bờ mang vẻ đẹp hoang sơ của rừng núi 


 Từ cầu KonKlor , tôi được anh tài xế taxi đưa vào một làng  Thượng gần đó , chỉ cách cầu khoảng chục km . Đường vào làng chạy dọc theo dòng sông  Dakbla , mùa này trông khá hiền hòa  



Ngôi nhà rông dựng ở bãi đất trống rộng nhất trong làng . Nhìn vật liệu khá mới, cộng với cột cờ đàng trước , tôi nghĩ bụng ngôi nhà này chắc dựng lên làm cảnh cho khách du lịch xem . 


Có lẻ đúng , bên trong nhà trống hoác , trống huơ , trên vách treo vài tấm bằng khen và ảnh Bác , không có bất cứ vật dụng gì liên quan đến sinh hoạt của đồng bào ở đây 




Cách nhà rông không xa là ngôi nhà thờ xây kiểu nhà sàn bằng gỗ, trông khá hay 


Thấy có một tấm bảng ghi Nhà trưng bày thổ cẩm , lần theo mũi tên chỉ thì gặp ngôi nhà sàn trưng bày thổ cẩm như thế này đây . Bên trong chỉ có  những tấm bích chương treo trên vách , bên ngoài là chỗ dân làng phơi áo quần , hihi  



Nhà sàn của người làng 









Tưởng là cỏ đuôi chồn nhưng nghe nói là cây mía lau 


Dòng sông Dakbla chạy dọc theo làng  


Mang gùi ra sông giặt giũ 

Rời làng , ghé Nhà thờ gỗ ở ngay trong thành phố . Nhà thờ do một linh mục người Pháp xây dựng năm 1913 . 

Trước đây nghe nói Kontum có nhà thờ gỗ , tôi tưởng toàn bộ nhà thờ là kết cấu gỗ , đến đây mới thấy cột , khung nhà bằng gỗ , còn vách tường nghe nói bằng đất trộn rơm theo kiểu xây nhà của người Bana


Bên trong nhà thờ











Ngôi mộ của vị Giám mục với các tượng nhà mồ  nằm  ở một góc khuôn viên nhà thờ 

Điểm cuối cùng chúng tôi đến là tòa Giám mục 

Tòa Giám mục xây dựng năm 1935 , cũng bằng vật liệu gỗ ,  thể hiện được tính chất của các công trình nơi phố núi , sử dụng nguồn vật liệu dồi dào của rừng núi 





Sàn nhà cũng bằng ván gỗ


Tượng gỗ vị Giám mục cầm quyển Kinh Thánh , và chìa khóa ( có phải chìa khóa mở  cửa thiên đàng ?  ) 


Sau một ngày lan man ở KonTum , tôi trở lại Pleiku  , doc đường thấy người ta phơi cà phê hai bên đường rất nhiều . Mà cafe  trên đó uống đúng ngon . Hẹn entry khác sẽ viết về chuyên đi uống cafe phố núi sau ....

17 nhận xét:

  1. Được bạn Marg. cho trở về dĩ vãng, phố núi Pleiku và Kontum là 2 nơi trước năm 1975 tôi đã có thời gian ở đó, cafe, dòng sông Dabla và nhà thờ gỗ ở Kontum. Dakbla là dòng sông độc nhất ở Việt Nam... chảy ngược về hướng tây sang Lào rồi cuối cùng hòa vào dòng Mekong chảy ra biển.

    Cám ơn bạn Marg. về bài viết rất có ý nghĩa dịp đầu năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe em sinh viên mời về Gia Lai chơi , biết trên đó là Tây Nguyên thôi, chứ đâu biết thành phố Pleiku thuộc Gia Lai . Pleiku và Kontum trước đây có nghe bác Hiệp nhắc tới và biết bác có một thời tuổi trẻ nơi đó . Bác nhìn dòng sông và ngôi nhà thờ gỗ thấy có khác so với hồi xưa không ?

      Xóa
  2. Ngôi nhà thờ gỗ nhỏ ở làng Thượng cũng rất hay, còn ngôi nhà rông mới toe, bên trong trên cái kèo thấy đề ngày tháng 15-12-2014 không biết có phải mới làm thời gian này. Kiểu mẫu là nhà rông của người Bana Tây nguyên, mái hình chiếc búa ngược. Ngôi nhà rông này làm kiểu vì trông thiếu mất sức sống Tây nguyên.

    Còn tượng gỗ mà Marg. nói của vị Giám mục, là tượng của thánh Phê Rô, vị thánh Tông đồ trưởng trong số 12 Tông đồ của Chúa Jesus. Ông được coi là vị Thánh giữ chìa khóa cửa Thiên đàng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên cạnh ngày tháng ghi trên kèo còn có chữ " hoài niệm " , có lẻ do một người khách trẻ nào đó đến đây và viết lên đó , nó không ăn nhập gì với căn nhà rông cả .
      Ah , tượng gỗ đó là tượng thánh Phê Rô giữ cửa thiên đàng ha . Vậy là Marg đã đoán đúng cái chìa khóa cửa của thiên đàng rồi (-:

      Xóa
    2. Ah còn một tượng gỗ nữa , không biết là vị Thánh nào , Marg đã tới ôm tượng chụp hình mới ghê chứ ((-:

      Xóa
    3. Chữ "hoài niệm" này nằm tuốt trên cao không chăc là của du khách (du khách cũng khó có sơn sẵn để trèo lên viết), có thể là của ai đó trong làng. Tiếng cồng chiêng phải có không gian sống của nó là buôn làng, núi rừng. Căn nhà Rông ở đây đã có không gian buôn làng, núi rừng, nhưng lại thiếu đi cái rất cần thiết cho sự sống của một căn nhà, đó là sự hiện diện của con người trong ngôi nhà.

      Xưa tôi ở cả tháng trong làng Thượng, nhà Rông của họ không có cái cột cờ cắm cây cờ bên cạnh, mà dịp lễ tết của họ họ cắm cái cây như cây nêu của mình, trên cây gắn nhiều vật trang sức (hoặc tín ngưỡng). Căn nhà rông có cột cờ bên cạnh xem ra không ăn khớp.

      Bạn Marg. thử post tấm hình ôm tượng gỗ xem đó là thánh nào?

      Xóa
  3. Một chuyến Được theo chân chị Marg lên vùng cao nguyên chơi , thật là thích !

    Nhìn những ngôi nhà sàn , người dân trên đó , không hiểu sao em thấy cuộc sống của họ thật giản dị và an phận vô cùng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần nào tới mấy làng dân tộc nhìn mấy đứa trẻ nheo nhóc cũng thấy tội . Người dân tộc ở đây ít bị du lịch hóa , họ không bám khách như ở Sapa đâu NT .

      Xóa
    2. Em cũng muốn đi Sapa chơi một chuyến , nhưng khi nghe người nhà kể lại người dân ở trên đó ....thế là em hổng dám đi ..hihi ..

      Riêng người dân tộc thiểu số , em có tiếp xúc một lần khi lên DL chơi rồi vào rừng cưỡi voi với ông xã em . Chủ của những chú voi này đều là người Thượng . Họ hiền và dễ mến ghê chị nhỉ ?

      Xóa
    3. Sapa cảnh đẹp , chụp hình phố xá và người dân tộc ở trên đó cũng hay lắm NT . Người dân tộc trên đó đã quen với chuyện chèo kéo khách du lịch , nhưng họ cũng không dữ lắm đâu . mấy đứa trẻ trên đó cũng dễ thương , có khi gặp đứa lai da trắng , mũi lỏ , hiiii...

      Xóa
    4. Sapa cảnh đẹp , chụp hình phố xá và người dân tộc ở trên đó cũng hay lắm NT . Người dân tộc trên đó đã quen với chuyện chèo kéo khách du lịch , nhưng họ cũng không dữ lắm đâu . mấy đứa trẻ trên đó cũng dễ thương , có khi gặp đứa lai da trắng , mũi lỏ , hiiii...

      Xóa
  4. Hồi đang làm việc bu tui có lên Kontum, plây ku, Đăk lăc vài lần, nhìn mấy tấm hình của bạn lại nhớ Tây Nguyên quá thể. Hành trình của bu mang tính nghề nghiệp, thẩm định một số đường Tây Nguyên để trích vốn WB đầu tư nâng cấp. Đi từ Đà Lạt qua đèo Chuối (trên QL 27), đến Đăk Lawk, Plây ku, Kon Tum. Vượt qua đèo Măng Đen, đèo Vio lăk (trên QL 24) trở về QL 1 ở Quảng Ngãi. Thích nhà thờ gỗ Kon Tum quá mà chỉ dạo vòng quanh, hôm nay bạn mới cho thấy nội thất bên trong, thật tuyệ vời. Bu có ghé hồ lăk uống rượu cần với các em Mơ nông trên nhà nổi, lại lên thăm dinh thự Bảo Đại bên bờ hồ. Trên đèo Chuối bu tui dừng xe dưới mấy bóng cây Kơnia mở to bản nhạc của Phan Huỳnh Điểu nghe và nuốt từng lời.
    Trời sáng em lên rẫy
    Thấy bóng cây Kơ nia
    Bóng ngả che ngực em
    Về nhớ anh, không ngủ…
    Buổi chiều mẹ lên rẫy
    Thấy bóng cây Kơ nia
    Bóng tròn che lưng mẹ
    Về nhớ anh mẹ khóc...
    Nghe và cay cay khóe mắt, thương em và thương mẹ thì đã đành. Lại thương cảm hơn cái thân phận nhà thơ Ngọc Anh (1932-1964) bị người đời quên lảng. Thơ của ông mà bảo là dịch dân ca Ê đê !! chỉ có Nguyên Ngọc bạn thân của ông là hiểu rõ.
    Rất cảm ơn bạn đã cho bu tui sống lại một thời với Tây Nguyên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Marg thì từ Sài Gòn lên Đà Lạt , ra tới Nha Trang , Đà Nẳng , Huế , Quảng Bình , Hà nội , mà chưa đến Tây Nguyên lần nào . Trước đây chỉ ngồi tưởng tượng tới một làn khói lam chiều ở một buông làng xa xôi mà thôi . Bây giờ đi với tính cách du lịch thì chắc chắn không thể có được cảm xúc của người đã sống và làm việc ở đó rồi .
      Marg cũng chưa được thấy cây Kơ nia , và nhờ bác Bu mới biết được tác giả của bài thơ Bóng cây Kơ nia .
      Ở giữa thành phố Pleiku , có dựng một cái tượng một cậu bé dân tộc tên Kô kon chi đó , khó nhớ quá , nghe nói đang cầm trái lựu đạn xông tới . Nghe sợ quá nên cũng không dám dừng xe lại xem .

      Xóa
  5. Bên trên bác Bu có nói tới một loài cây khá đặc trưng của vùng tây nguyên, đã đi vào thơ, nhạc, là cây Kơ nia. Cây này hay thấy ở vùng Buôn Mê Thuột hơn là Pleiku, Kontum, là một loại cây thiêng của người Thiểu số Tây nguyên. Người mình gọi là cây Cầy, có trái cho dầu đốt đèn, tiếng miền Nam nói "đèn cầy" để gọi "nến" là loại này đây.

    Trả lờiXóa
  6. Đây là cây Kơnia trên quố lộ 27 (nối Đăklăk với Đà Lạt). Bốn người kia là đoàn công tác của bu năm 2001
    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/000014_zpscc3jrczl.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui người đầu tiên bên trái, chiếc ô tô kia đang phát bài Dưới bóng cây Kơnia nhạc Phan Huỳnh Điểu lời thơ của Ngọc Anh. (Bu đính chính năm 2000 chớ không phải 2001)

      Xóa
    2. Cám ơn bác Bu đã cho xem ảnh chụp với cây Kơnia , ảnh đẹp do dáng cây Kơnia to cao vòi vọi , làm nên sự hùng vĩ của núi rừng . Xem lại ảnh chắc bác Bu nhớ một thời đi công tác ngày đó lắm

      Xóa

Dấu chân..

Flag Counter