Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Đi tìm cô em má đỏ môi hồng ở Pleiku


Đến Pleiku , tôi cũng có ý tìm một dốc núi mù sương . Thế nhưng những ngày ở Pleiku , tôi không nhìn thấy chút sương mù nào . Những con dốc đi lên , đi xuống ... thì vừa lên xe chạy một lát đã thấy mình đi xuống , đi lên rồi . Và ba ngày ở Pleiku thì đúng là đi dăm phút đã về chốn cũ . Một người bạn nói tôi lên đó thử tìm xem có cô em Pleiku má đỏ , môi hồng nào không . Đất trời đổi thay , vạn vật đổi thay , anh khách lạ ngày xưa giờ có tìm đến đây chắc thấy mình càng lạ lẫm ... 

Những con dốc đi lên , đi xuống ...





Đi trên phố , con gái của tôi nhận xét đa số nhà đều có  ốp tôn bên ngoài tường gạch , không biết để làm gì . Chống nóng thì không phải , vì tôn bắt nhiệt , sau mới biết là để chống thấm nước mưa , những cơn mưa vùi dai dẳng ngày đêm ở Pleiku  . Ngôi nhà có vách màu xanh trong hình , màu xanh là tôn ốp

 Bùng binh  cạnh nhà hát Diệp Kính xưa , nay là nhà sách nhân dân 


Gọi là siêu thị sách nhưng số sách bày bán cũng không nhiều . Đây là nhà hát Diệp Kính trước 75 


Quảng trường Đại đoàn kết nghe nói được sách kỷ lục Việt nam công nhận ba cái lớn nhất : tượng đồng bac Hồ lớn nhất , phù điêu hoa sen bằng đá lớn nhất , dàn cồng chiêng lớn nhất . Tôi chỉ đứng chụp hình từ xa 



 " Cụm đá thề" gồm 54 cột bằng đá bazan tự nhiên tượng trưng cho 54 dân tộc anh em . Ý nghĩa thì hay , nhưng về mặt mỹ thuật thì ... 

Còn đây là cục đá một thời lùm xùm do chính quyền huyện tịch thu từ nhà dân và nhốt trong củi sắt , chờ xử lý . Hiện nay nó nằm ở trên một cái bệ trước đây đặt tượng anh hùng Núp , giữa thành phố Pleiku 

Ra khỏi trung tâm thành phố một chút , hai bên đường vãn còn những cụm dã quỳ cuối mùa 



những vườn trồng chè 



Biển Hồ , nơi cung cấp nước ngọt cho thành phố Pleiku 






Vô làng thưởng thúc món cơm lam , gà nướng chấm muối é , ngon ! 









những em bé dân tộc gùi rau ra phố bán 




Dã quỳ bên đường 


rẫy chè của người dân tộc 


Hồ Đức An  trồng thông giống cảnh Đà Lạt 

Một cô em Pleiku má đỏ , môi hồng 

Nhà rông trong khu du lịch 



 tượng nhà mồ trưng bày trong khu du lịch 


























Chiều về bảng lảng ở một xóm làng 




17 nhận xét:

  1. Cám ơn bạn Marg. đã post những hình ảnh về phố núi Pleiku của những ngày đầu năm 2016. Năm 2003 tôi có trở lại Pleiku sau 30 năm, không đến nỗi khác lạ quá với một phố núi một thời tôi ở đó với những con phố quanh co lên xuống, như trong thơ của Vũ Hữu Định mà Phạm Duy đã phổ nhạc: "Em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông...". Pleiku ngày xưa là thành phố của chiến tranh với đủ thứ sắc lính, và quán cafe...

    Năm 2003 tôi trở lại Pleiku, ở lại một đêm, rất ngộ nghĩnh là trong một quán cafe tôi đã gặp nhà thơ Du Tử Lê, có một tối trò chuyện với ông ấy, ông từ Mỹ về. Trước năm 1975 có thời gian ngắn tôi ở cùng chung đơn vị với nhà thơ này tại Saigon, trước khi chuyển đi Tây nguyên.

    Xưa Pleiku đường xá nhỏ xíu, nhà cửa thấp lè tè, nay nhìn nhà mấy tầng ốp thêm tôn thấy lạ quá, mưa phố núi xưa kéo dài cả tuần lễ ấy, họ phải ốp tôn nhà cao để chống thấm là phải.

    Pleiku xưa có rạp hát Diệp Kính, năm 2003 đã là siêu thị sách, trên phố gần đó có nhà thờ chánh tòa, sân vận động. Hình bạn Marg. Chụp cái nhà rông ở khu du lịch trông tếu quá, tất cả chỉ còn thấy con đường đất đỏ và những bụi hoa dã quỳ vàng rực là quen thuộc...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thờ Chánh tòa và sân vận động thì Marg cũng có đi ngang . Hỏi nhà hát Diệp Kính những người dân ở Pleiku xưa đều biết , nghe nói chủ nhà hát ngày xưa cũng có đóng góp nhiều cho xây dựng phố xá ở Pleiku .
      Cafe ở Pleiku ngon , trời lạnh ngồi nhâm nhi tách cafe với bạn bè thì tuyệt lắm

      Xóa
    2. Ngồi cafe phố núi với bạn bè là tuyệt nhất. Vậy là ông chủ rap5t hát Diệp Kính sau 1975 vẫn còn ở Pleiku.

      Nhân đây xin Marg. mấy tấm hình tính viết lại về Pleiku bên nhà.

      À quên, thấy người chụp đứng bên hoa dã quỳ cũng quen nữa :-)))

      Xóa
    3. Ông chủ rạp hát đã ra nước ngoài rồi, là nói chuyện ông đóng góp xây dựng phố xá trước 75 đó chứ
      Bác H cứ lấy hình về viết bài , chờ đọc bài viết mới của bác đây
      À , Marg cũng thấy người đứng bên hoa dã quỳ quen quen ((-:

      Xóa
  2. không biết mấy tượng nhà mồ trong khu du lịch và của người dân có khác nhau nhiều ko bác Hiệp nhỉ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À. Bố susu có cái để ý khá hay, tượng nhà mồ của người Thiểu số Tây nguyên trong khu du lịch mà bạn Marg. đã chụp bên trên có khác chứ, cũng như cái nhà rông trong khu du lịch vậy. Chắc hẳn cũng do những nghệ nhân của họ làm ra thôi, nhưng những tượng này nghiêng về phía tượng mỹ thuật hơn là tượng dân gian tôi thấy hồi xưa, bởi tượng nhà mồ xưa do những người rất bình thường làm ra, nhiều khi thô thiển, nhưng đó lại là cái khác biệt.

      Xóa
    2. Marg nhìn mấy tượng nhà mồ trong khu du lịch thì cũng nghĩ những tượng này chỉ mang tính cách trưng bày . Muốn vào buôn làng xem tượng nhà mồ thật thì phải đi khá xa và ngoài đó người ta cũng kiêng đến mấy nơi có nhà mồ , kể cả kiêng chụp hình tượng nhà mồ nữa đó

      Xóa
    3. em cũng nghĩ là dân làng ở đó họ ko đồng ý cho mình chụp hình những tượng nhà mồ này, người dân tộc họ kiêng kị nhiều điều lắm

      Xóa
    4. Bố Susu xem ở entry trước " Đầu năm đến Tây nguyên" , có tấm hình chụp ngôi mộ của một vị Giám mục trong khuôn viên nhà thờ gỗ ở Kontum , sẽ thấy các tượng nhà mồ thật , nó thô mộc khác với các tượng trưng bày trong khu du lich

      Xóa
  3. Cám ơn Marg đã cất công đi tìm cô em Pleiku môi đỏ má hồng, cho xem một số hình ảnh Pleiku.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ , đến Pleiku cũng hay anh Minht à . Xưa, không biết anh Minht đã từng đến đó chưa ?

      Xóa
  4. 1- . Chỉ với câu bạn viết “Và ba ngày ở Pleiku thì đúng là đi dăm phút đã về chốn cũ” , bu tui thú vị vô cùng vì đã gặp lại ý thơ trong bài “Còn một chút gì để nhớ” của thi sĩ Huế Vũ Hữu Định.
    …..
    phố núi cao phố núi trời gần
    phố xá không xa nên phố tình thân
    đi dăm phút đã về chốn cũ
    một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
    em Pleiku má đỏ môi hồng
    ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
    ….
    Ông Định tài hoa và thân phận cũng lăn lóc như Nguyễn
    Bính, chỉ khác là một ông ở bắc một ông ở nam.
    2- Năm 2001 bu tui ra chợ Plây cu cố tìm gặp một cô em người thượng má đỏ môi hồng của Vũ Hữu Định nhưng chỉ gặp toàn người kinh. Sau đó vào một quán bán gà nướng nghe đâu ngon nhất Plây cu, đúng là ngon thiệt. Lại vào nhà sách Plây cu mua quyển từ điền Phật học của NXB Thuận Hóa, đề ngay ngắn: Plei ku 12.3.2001.
    3- Cảm ơn bạn đã cho bu sống lại với kỉ niệm 15 năm về trước

    Trả lờiXóa
  5. Ngày trước ở Sài Gòn nhiều người thích bài thơ " Còn chút gì để nhớ " của Vũ Hữu Định được Phạm Duy phổ nhạc . Người ta hát và chia sẻ tâm trạng của một người lính ở nơi tiền đồn đèo heo hút gió nào đó .
    Những nơi đã qua đều lưu lại chút kỷ niệm trong tâm trí , khó mà quên được . Chia sẻ với bác Bu .

    Trả lờiXóa
  6. Hình ảnh và những dòng chữ Marg viết thật có hồn gọi về nơi tp một ước mơ đã mấy mươi mươi năm vẫn chưa thực hiện được từ " Còn chút gì để nhớ "...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa thực hiện được một ước mơ , nhưng hôm nào thu phai sẽ viết về ước mơ đó nha . Marg thích đọc thu phai viết

      Xóa
  7. Pleiku phải tri ân nhà thơ Vũ Hữu Định và nhạc sĩ Phạm Duy chị Mar nhỉ...

    Trả lờiXóa

Dấu chân..

Flag Counter