Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Đi chùa " Nhật " ở Pleiku

Ngày đầu tiên ở Pleiku , trên đường đi thăm một số nơi , cô sinh viên kiến trúc đề nghị ghé vào chùa Minh Thành. Ban đầu tôi từ chối,  vì thật tôi không định lên Pleiku để viếng chùa . Cô nàng bèn nói ngôi chùa này đặc biệt , xây theo kiến trúc Nhật . Trí tò mò trỗi dậy , tôi đồng ý đến chùa ngay .

Có lần ở Huế , nghe nói chùa Huyền Không Sơn Thượng đẹp , tôi đã tìm đến , nhưng rồi thấy khá bình thường . Chùa Huyền Không Sơn Thượng  có lợi thế nằm giữa cảnh thiên nhiên rộng lớn , các vị sư ở đây đã xây dựng vườn chùa phỏng theo phong cách Nhật , nhưng theo kiểu lưng chừng , nên đến đó tôi chỉ cảm nhận một sự nửa vời ... Lần này lại nghe nói chùa ở Pleiku theo kiến trúc Nhật , tôi thử đến xem sao  




Các kèo vơi đỡ mái chùa làm theo kiến trúc  Nhật , nhưng ở đây làm bằng bê tông giả gỗ ; Đa số các đền, chùa Nhật có  kèo mái bằng gỗ . Pleiku là xứ sở của gỗ ,  nhưng cột , kèo chùa ở đây xây bằng bê tông giả gỗ .
Các diềm góc mái uốn thành hình  rồng , theo truyền thống của Việt nam , nhưng bên dưới bậc cấp có bệ đặt con sư tử đá


Dưới chân tay vịn của bậc cấp là đầu lân ?



















Cổng tam quan có  Ông Thiện


 Ông Ác








 Chính điện , nghe nói bên trong rất đẹp nhưng vì đi không đúng ngày , giờ nên nhà chùa đóng cửa , không vào được chính điện




Chùa theo kiểu Nhật , nhưng bảng ghi chữ Hán Việt , chắc nhờ bác PNH giải thích giùm nghĩa dòng chữ trên bảng

 Còn đây là một ngôi đền ở Kyoto , Nhật Bản , kiến trúc bằng gỗ, hình  chụp năm 2010






 Chùa Minh Thành có các kèo vơi đỡ mái giống với ngôi đền này




Chùa Kim Các tự , ngôi chùa dát vàng nổi tiếng ở Kyoto






Một ngôi chùa Phật giáo gần Kyoto



Hình phóng to các kèo vơi đỡ mái bằng gỗ ,





Các vị sư Nhật bản


14 nhận xét:

  1. Ui ..ui ..ngôi chùa dưới ống kính của chị trông thật đẹp và rất cổ kính theo kiến trúc của Nhật chị nhỉ ? Bên cạnh đó , ngôi chùa càng tăng thêm nét đẹp giữa vùng cao nguyên nhờ các người mẫu nữa cơ ! Hihi ...em mê nước Nhật lắm , nhưng không biết chừng nào mới có thể đến đó được chị ơi !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chùa mới xây sau này đúng như bác Hiệp nói đó Nang Tuyet , kiến trúc Nhật đẹp há . Tranh thủ đến Nhật đi NT , đó là một trong những nước, đén đó rồi, mình vẫn muốn quay trở lại

      Xóa
  2. Chùa Nhật Bổn này chắc mới xây sau này, kể ra rất hoành tráng chẳng hạn nhìn cái tháp. Nhìn bức hoành phi hình như đọc được chữ mục (đầu tay phải), và chữ giới (thứ ba phải qua), mà cũng không rõ đúng không, hì hì.

    Marg. đi chơi đâu cũng thấy đáng tiền. Hình chụp đẹp. Con lân chứ không phải rồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chùa này đẹp ghê chị !

      Xóa
    2. Ở vùng cao Tây nguyên mà xây ngôi chùa theo kiến trúc Nhật trông cũng đặc biệt phải không HQ , vị thế thiên nhiên đồi dốc cũng góp phần làm nên vẻ đẹp của chùa

      Xóa
    3. Bác PNH có thấy ngôi chùa này tương tự như chùa Viên Giác ở quận Tân Bình , chùa nhà giàu , xây cất đẹp , có nhiều tượng hoành tráng , tượng ông Thiện , ông Ác là một điển hình . Chùa Viên Giác thì giống kiến trúc chùa Hồng Kông hay Đài Loan gì đó , còn chùa này theo kiến trúc Nhật .
      Nhìn tổng thể thì đây là một ngôi chùa đẹp

      Xóa
    4. Ngôi chùa kiến trúc kiểu Nhật trên Pleiku này qua ống kính của Marg. tổng thể thấy rất hay, chẳng hạn giàn thạch đăng ngoài trời là một kiến trúc đặc trưng của Nhật, nhưng không biết chi tiết trang trí nội thất và các tượng có đồng bộ không?

      Marg. có nhắc đến chùa Viên Giác ở Tân Bình. Đây là một ngôi chùa đẹp và độc đáo về kiến trúc, nhưng tiêc thay khi chuyển người trụ trì sau, vị này đã làm hỏng đi cảnh quan của kiến trúc ban đầu, hỏng đi cái ý định của vị trụ trì trước khi thiết kế nên ngôi chùa.

      Chùa có từ trước năm 1975 thoạt đầu lụp xụp, nghèo nàn. Năm 2001 chùa được xây dựng lại (những kiến trúc chính), như chánh điện, tòa bảo tháp, những tháp chuông hai bên, những dãy nhà phụ... bởi vị trụ trì lúc bấy giờ là Đại đức Thích Lệ Trang. Đây là vị sư trí thức, giỏi, đức độ, hiện là Trưởng ban nghi lễ của TP. Tôi đã được nghe vị này (nay là Thượng tọa) nói chuyện đôi lần về tượng, những pháp khí Phật giáo... rất hay.

      Để ý kiến trúc ta có thể thấy, những kiến trúc chính như chánh điện được xây theo kiến trúc đình ngoài Bắc (bạn Marg. có thể gõ vào Google để xem lại ngôi đình Bảng Bắc Ninh), chỉ có một mái với những đầu đao cong vút bốn góc, khác với chùa nhiều tầng mái kiểu Trung Hoa. Ngôi bảo tháp ở góc sân được làm chủ yếu bằng gốm Bát Tràng Việt Nam, các tháp chuông thấp kiểu chùa Việt xưa. Đi với kiến trúc này là các tượng gỗ, gốm..., vật trang trí phù hợp với kiến trúc đậm phong cách Việt, không rườm rà, cầu kỳ. Những kiến trúc của chùa hồi ấy do KTS Huỳnh Tân Phát thiết kế.

      Khi Đại đức Lệ Trang chuyển về trụ trì chùa Định Thành ở quận 10, vị thay thế mới (đến bây giờ, nghe nói vị này đã có thời gian du học tu tập tại Đài Loan), dần dần đã xây dựng thêm những kiến trúc theo kiểu Tàu xứ Đài, chen vào những kiến trúc VN ban đầu làm tổng thể cảnh quan kiến trúc trở nên chật chội và hổ lốn. Với những ai hiểu về kiến trúc thì điều này thật tai họa. Không những thế, những tượng thờ, vật kiến trúc mang phong cách Việt trong chánh điện, những nơi thờ tự khác, cũng dần bị thay thế bởi tượng và vật trang trí nhiều màu sắc, kiểu Đài Loan tân thời.

      Việc này có lẽ là do vị trụ trì và "sự tiếp tay tích cực" của giới đi Lexus, BMW, Mercedes... hay đến chùa.

      Và theo tôi chỉ về mặt kiến trúc thôi thì ngôi chùa đã hỏng. Marg. thử nói chuyện này với CP xem cô nàng cảm nhận ra sao? Với nghề nghiệp hiện nay của CP đây cũng là một trường hợp đáng để tìm hiểu.

      Xóa
  3. Bác H nói kiến trúc chánh điện nguyên thủy của chùa Viên Giác là do KTS Huỳnh Tấn Phát thiết kế ha? Chùa Viên Giác khuôn viên hẹp, nên sư trụ trì sau này đã dùng biện pháp cơi nới , xây chen cho nên hỏng hết , cũng giống như mấy cái biệt thự Pháp bị cơi nới xây chen vậy , tiêu tùng !
    CP cũng chán kiến trúc lắp ghép , chen chúc của chùa VG , trong giới KT nói là do chủ nhân quá tham , gì cũng muốn nên ra vậy .

    Về thạch đăng thì Marg chỉ thích ngắm một cái thạch đăng đặt bên cạnh cội tùng hay thông trong một khu vườn Nhật đơn giản , thay vì nguyên một dãy thạch đăng như trong hình

    Trả lờiXóa
  4. Bốn chữ ấy đọc từ phải sang trái
    CAM LỘ GIỚI ĐÀN (壇 戒 露 甘)

    A- Nghiã đen từng chữ
    1- Cam: Ngọt ngào
    2- Lộ: Nước bám vào cỏ cây gần mặt đất như sương móc.
    3- Giới : Lời răn dạy (ngũ giới, bát giới…)
    4- Đàn: Khoảnh đất được người ta đắp cao lên để làm việc tế lễ thờ cúng. (Đàn Nam giao ở Huế)
    B- Nghĩa của câu
    - Cam lộ là từ dùng trong nhà Phật, chỉ một thứ nước thiêng liêng, có khi phật tử còn gọi là nước cam lồ
    - Giới đàn: Nơi cử hành nghi thức thụ giới và thuyết giới trong nhà Phật.
    Bạn Băng Tâm thấy nói cho rốt ráo ý nghĩa bốn chữ trên không dễ, càng khó đối với kẻ ngại đạo như bu tui
    - tạm hiểu: Nơi thiêng liêng truyền dạy Phật Pháp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã sang và giải thích nghĩa các chữ trên bức hoành phi . Nhờ vậy , Marg có thể tạm hiểu : Nơi truyền dạy những lời thuyết răn thiêng liêng và thấm đẫm ngọt ngào như dòng nước Cam lộ ((-:

      Xóa
  5. Cám ơn chị, đúng là một ngôi chùa Nhật ở Tây Nguyên... Đẹp quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu quá mới gặp lại Toro , rất vui , và cũng chờ Toro viết gì mới đi chứ

      Xóa
  6. Tình cờ lang thang vào blog chị, được ngắm cảnh chùa, được thêm hiểu biết, em cảm ơn chị!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui được bạn Hoa Đào Mùa Xuân ghé nhà , đã qua bạn và cũng thấy blog bạn khá thú vị .

      Xóa

Dấu chân..

Flag Counter