Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

THỊ

Tại sao tên con gái phải có chữ "Thị" ,  tên con trai phải có chữ "Văn" ? Thứ nhất tôi nghe nó có vẻ quê quê . Thứ nhì tôi ác cảm với những từ "Thị Nở" hay "Thị Mẹt " khi người ta muốn chê bai một người nữ nào đó .
" Tôi không chấp nhận chữ Thị vào tên người con gái
Vì đó là dấu tích một thời nô lệ da vàng ..."
Mấy câu trên tôi nhớ mang máng đã đọc trong một tạp chí nào đó xa xưa lắm

Đến giờ tôi vẫn chưa tìm hiểu nguồn gốc chữ Thị được dùng làm chữ lót khi đặt  tên cho con gái , chỉ biết vào khoảng lớp bảy , lớp tám , tôi bắt đầu không thích chữ "Thị" trong tên của mình . Khi viết tên mình ở đầu những trang sách , tôi đã bỏ mất chữ "Thị" . Tên ba mẹ đặt cho tôi có 4 chữ , tôi rút lại còn 3 chữ thôi . Dĩ nhiên là khi làm bài kiểm tra , bài thi tôi viết tên đầy đủ . Không dại gì "chọc ghẹo" các cô giám thị và thầy cô giáo khó cực kỳ thời đó .

Chấm dứt thời đi học , ra  làm việc , tôi nghĩ mình được tự do hơn . Sản phẩm công việc của tôi là các bản vẽ thiết kế . Ở góc mỗi bản vẽ đều có một khung tên , trong đó có một ô để người thiết kế ghi tên và ký tên chịu trách nhiệm thiết kế . Cái ô đó bé quá , tôi không ngần ngại cắt bén đi chữ "Thị" để tên mình được viết tròn trịa , thoải mái .
Lâu dần , tôi gần như đã quen thuộc với cái tên rút gọn của mình . Cho đến một ngày kia , tôi chuyển sang làm nhiệm vụ có tính chất quản lý .  Cái tên tôi phải chịu một trách nhiệm pháp lý nào đó . Và thế là cái tên tộc đầy đủ phải được " phục hồi nhân phẩm " . Thời gian này có người vẫn lấn cấn thắc mắc tên tôi có chữ Thị hay không

Rồi đến lúc tôi đặt tên cho các con tôi , tên con gái tôi có 4 từ , tên con trai có 3 từ , có  một điều chắc chắn là không có chữ Thị trong  tên con gái và chữ Văn ở tên con trai . Một ngày kia , tôi về thăm quê chồng , giỡ cuốn gia phả của họ tộc ra xem ,  tôi nhìn thấy tên con trai của tôi có tất cả 4 từ , trong đó chữ " Văn" nằm chễm chệ : Nguyễn văn C K . Ôi trời , ông Nội các con nói rằng tên con trai thì không thể thiếu chữ "Văn" .
May là con gái không được ghi tên vào gia phả , nếu không tên con gái của tôi sẽ là Nguyễn Thị Bảo C P ...

64 nhận xét:

  1. Có "Thị" vô tên không hay. Tên DCT không có "Thị", hên quá :)

    Trả lờiXóa
  2. Vậy là DCT hên thiệt đó (((-:

    Trả lờiXóa
  3. Nhưng mà người ta lại lộn. DCT đã phải chỉnh hộ khẩu 1 lần (giới tính họ ghi "nam"), bị gọi đi nghĩa vụ quân sự và thường bị gọi là "anh", hic...

    Trả lờiXóa
  4. Nói đến Văn và Thị trong tên, em kể cho chị nghe chuyện nhà cô Mười em.
    Cô Mười em cũng không thích lót chữ Thị và Văn vào tên của con mình dù cô Mười em cũng là người có tính cổ xưa. Nhưng khổ nổi, lúc nằm sinh thì cô Mười em đâu đi ghi tên cho con mình được nên mới nói tên con cho dượng 10 đi làm giấy khai sinh.
    Đứa con thứ nhất, ông dượng 10 thêm chữ Văn vào. Cô Mười bó tay.
    Đến nhỏ Tr. Cô Mười em cũng dặn đi dặn lại là chỉ là Nguyễn Thùy Tr. thôi. Lúc đem giấy khai sinh về, nhỏ có 4 chữ là Ng thị Thùy Tr.
    Đến em nhỏ Tr. cô cũng dặn là đừng cho chữ Văn vào, vậy mà cũng không thoát, thay vì như cô dặn là Nguyễn Anh H. thì thành Nguyễn Văn H.
    Đến đứa út, cô mới đổi cách là kết hai cái họ vào với nhau để thành Nguyễn Lê A. và dặn đi dặn lại là không cho chữ Văn vào, vậy mà cuối cùng thằng em út của em nó bực mình hoài với cái tên nghe hơi mắc cười : Nguyễn Lê văn A. :))))))

    Trả lờiXóa
  5. Trước đây khi vào Mul. chị cứ tưởng DCT là nam,khi TV dẩn đến nhà giới thiệu chị buồn cười quá.

    Trả lờiXóa
  6. Còn tên tôi có khi người ta lại tưởng là nữ :-)

    Trả lờiXóa
  7. Làm như hai chữ ấy ăn vào tên tuổi cuả mọi người VN:)

    Trả lờiXóa
  8. Ngược lại, Gia tộc nhà chị lại lấy chữ lót của con cái theo Ngũ Hành, không phân biệt nam nữ, cứ tới Chi đó thì phải có chữ lót giống nhau, nên dù có đi tứ phương, nhưng khi cùng họ mà hễ đọc tới chữ lót này thì biết mình thuộc về Chi trên hay Chi dưới mà nhận họ với nhau.

    Ba chị có chữ Thủy ở bên thì tới đời tụi chị có chữ Mộc ở bên cạnh và đời cháu thì có chữ Hỏa bên cạnh.. cứ thế. Do đó tên con gái con trai thì đọc tới chữ thứ 3 thì mới có thể đoán được là gái hay trai.

    Còn người Việt mình thì chủ yếu là có chữ Thị và chữ Văn, nhưng cũng là từ đời của tụi mình trở về trước, nhưng đời thật xưa thì đâu có lấy chữ Thị và Văn làm chữ lót cho người Việt đâu. Có lẽ chữ Thị và chữ Văn có từ thời Pháp thuộc để cho dễ phân biệt Nam và Nữ..

    Còn gia đình của chị thì chị chỉ đặt tên con có 3 chữ cho gọn, dĩ nhiên là chẳng có Thị và Văn :)

    Hihi.. tự nhiên khai gia phả ở đây.!! :))

    Trả lờiXóa
  9. Bat tay voi chu nhà day ! cuoi qua troi ... ha ha
    cai nay da làm ngay xua minh cung tam trang cua Marg do ....da co 1 dao thoi tre , ten minh rut lai co 3 chu thoi .....
    su that cung là su that ...làm sao tranh khoi chu ...? hi hi

    Trả lờiXóa
  10. Hi hi..có 1 người nữ được xếp chung phòng khi đi công tác với 1 người tên Lê Khánh Tâm. Tại nơi công tác người ta thắc mắc phản hồi lại vì sao lại xếp 1 nam 1 nữ vào chung 1 phòng ngủ. Hóa ra cả 2 là nữ:)

    Trả lờiXóa
  11. Nếu tên có chữ Thị hay chữ Văn thì sẽ mang dấu ấn của người Việt Nam hơn đó mà!

    Trả lờiXóa
  12. Do ai đó lộn thôi , chứ chị thấy tên Thủy cũng nữ tính lắm á (((-:

    Trả lờiXóa
  13. Vậy chồng cô Mười người gốc miền Trung đúng không Lan ?

    Trả lờiXóa
  14. Hihi, chị mai đúng là hiền đó , hôm nọ cũng tưởng chị Hawai Tran là nam , nên cảnh giác quá chừng vì chị Hoàng vào khen eo chị mai đẹp , hihi ...

    Trả lờiXóa
  15. Đúng rồi , nam mà tên có chữ Ngọc ... đề nghị sửa lại tên là Phạm văn N H điii...

    Trả lờiXóa
  16. Dạ , ngày xưa ở lứa tuổi của M và các anh chị , tên hay có hai chữ ấy ...

    Trả lờiXóa
  17. @huynhtran : vậy là đặt hết một vòng ngũ hành thì thế hệ đời sau sẽ trở lại vòng ngũ hành tiếp theo ha 3 chị . Cũng hay nha . Tên tiếng Hán của chị hay lắm , vừa đẹp vừa có ý nghĩa ...

    Trả lờiXóa
  18. aha , M với chị lại thêm một điểm giống nhau nữa . Hihi , mình thích vậy và nghĩ tại sao không làm vậy chứ , có hại ai đâu chị hén ((-:

    Trả lờiXóa
  19. Chị , có một người nam tên là Lê Băng Tâm đó chị , ngộ không ? hihi ...

    Trả lờiXóa
  20. Vậy là chắc câu : " Vì đó là dấu tích của một thời nô lệ da vàng ... " cũng đúng chị há ..

    Trả lờiXóa
  21. Hì hì , nghe Thi hay Văn là không nhầm lẫn vào đâu được há TH ((-:

    Trả lờiXóa
  22. Dạ chị đoán đúng quá luôn, nhà em ở thế hệ trước , dâu rể đều là người Trung, đến đời tụi em thì mới có dâu rể người Nam hay người Bắc, mà nhà em gốc Trung rặc luôn nhưng hầu như đặt tên cho con cháu không cho chữ lót Thị và Văn vào, như thằng em trai của em tư tưởng cũng cổ lắm nhưng nó cũng thay chữ Thị bằng chữ Thụy cho cái tên đẹp hơn. :))

    Trả lờiXóa
  23. Vậy cũng đã xếp Lê Băng Tâm cùng phòng với Nguyễn Băng Tâm? Há há....

    Trả lờiXóa
  24. Đúng rồi đó Marg ơi! mỗi 1 vòng chữ lót khác nhau nhưng vẫn có các bộ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ở đầu chữ lót đó Marg à.

    Trả lờiXóa
  25. Vậy mà chị nghĩ ngưới gốc Trung nên mới luôn giữ nguyên tắc phải có chữ Thị và Văn khi đặt tên con chứ ((-:

    Trả lờiXóa
  26. Em cũng ghét lót hai chử này ...nên con em trai lót chử " Bá khánh " và con gái lót họ mẹ " Phạm khánh " và em cũng ko thích đặt tên hoa cho con gái , con gái lớn em tên " Lê phạm khánh Hòa " bởi vậy hôm kue6 đi khám sức khỏe nghỉa vụ quân sự người ta gọi nhầm anh Khánh Hòa đi khám em chỉ biết ngồi cười đau cả bụng và bé Hòa la làng hehehhehehe

    Trả lờiXóa
  27. Há há , chắc tiêu quá . Mà ông Lê Băng Tâm là Phó TGĐ của một Tổng CTy lớn trong SG đó Linalol à ((-:

    Trả lờiXóa
  28. Marg thấy giữ theo vậy cũng hay lắm . Nhìn tên là biết họ hàng ra sao .

    Trả lờiXóa
  29. Hihihi ... chưa thấy chủ nhân có ý kiến chi ((-:

    Trả lờiXóa
  30. Chữ lót là Khánh nghe hay chứ Phượng . Tên con gái là Khánh Hòa nghe mạnh mẽ . Vậy con gái có cá tính mạnh không P?

    Trả lờiXóa
  31. dạ đúng đó chị , cô nàng này tính mạnh và đầy tự tin khi l;àm việc hihi.....

    Trả lờiXóa
  32. Hà hà , đúng vậy , cái tên coi vậy chứ cũng ảnh hưởng tới tính cách đó .

    Trả lờiXóa
  33. @phuongvu, con trai lót tên Bá Khánh thì được, đừng lót tên... Bá Cháy :-))))))))))))))

    Trả lờiXóa
  34. hihi...Bá khánh giống như Bá cháy anh hén hahhahahahhaha

    Trả lờiXóa
  35. Đừng đánh trống lãng nghe , không có ý kiến tên mình đi lại có ý kiến tên con trai của Phuongvu ((-:

    Trả lờiXóa
  36. Ah ! chị Tâm nói đúng nha " Phạm ngọc Hiệp " nghe dể thương chị hén hehehehhehe

    Trả lờiXóa
  37. Thì dễ thương người ta mới tưởng là tên con gái , hihi ...

    Trả lờiXóa
  38. Nhà em có 2 chị em gái , em nhớ lúc em học lớp 1 cả 2 chị em tên vẫn đầy đủ 4 chữ trong đó có chữ Thị , rồi lên lớp 2 , khi ghi nhãn vở bố nói bố thích bỏ chữ Thị ở tên các con và sẽ làm giấy khai sinh lại . Từ đó hai chị em tên chỉ có 3 từ , em trai em sinh sau đó không có chữ Văn trong tên , ông bà Nội đặt tên bố và Anh trai của bố em cũng không có Văn . Từ đó em cứ đinh ninh tên mình trong giấy tờ ghi như thế . Cho tới tháng 11 năm vừa qua , em phải làm giấy tờ để xin thêm Quốc tịch , họ yêu cầu giấy khai sinh gốc , lúc đó cả nhà mới tá hỏa là ngày xưa quên chưa làm lại giấy khai sinh . May quá , cuối cùng thì Uỷ ban họ cũng đồng ý cho làm lại giấy tờ mới hihi.

    Trả lờiXóa
  39. Em cũng thấy rắc rối với chữ Thị, nhất là lúc ra Ngân hàng hoặc đặt vé máy bay mà thiếu chữ Thị thì thật là gay go! Sau này có cháu gái, nhất định không bao giờ đặt chữ Thị trong tên cháu nữa chị nhỉ :)

    Trả lờiXóa
  40. Chị Marg ơi, bên đây mà có thêm chữ "thị" cũng hơi phiền . Thí dụ trong bằng lái xe, mình tên là Nguyễn thị Thuý Liên chẳng hạn, người ta sẽ ghi là : Lien Thi Thuy Nguyen :)) cho nên nhiều người khi nhập quốc tịch, người ta thường rút gọn cho đơn giản dễ nhớ như Lien Nguyen, Laurence Nguyen ...etc ...nếu không, giấy tờ mà tên không khớp với nhau sẽ rắc rối lắm . Đôi khi có số ít người vẫn thích giữ nguyên "thị" hay "văn" như vậy . Nhưng trong phòng mạch của em, tụi em thường gặp rắc rối với những "thị" "văn" khi kiểm tra bảo hiểm y tế hay claim $, chỉ cần thừa hay thiếu 1 chữ thôi là họ không thanh toán tiền cho mình, chờ mình phải điều chỉnh lại .

    Trả lờiXóa
  41. Bố đặt tên cho con ít lâu sau phát hiện ra là không thích, hihi ... Nhưng không sao em đã sửa được tên trên giấy tờ luôn là được rồi ((-:

    Trả lờiXóa
  42. @phuongvu, @bangtamngt, chính xác, chính xác.

    Trả lờiXóa
  43. chữ " Thị ' và chữ " Văn " thường có trong tên của người Việt em có đọc ở đâu rồi , để hôm nào rảnh , em kiếm cho chị đọc :)

    Trả lờiXóa
  44. @vuontuoitho : hihi , đặt tên cho con gái rồi sau đó không thấy thích nên muốn sửa lại , may mà cuối cùng em cũng sửa tên được hén (-:

    Trả lờiXóa
  45. @ nguyenthuthuy : M nghĩ tới thế hệ các con mình , chúng nó không đặt tên cho con gái có chữ Thị nữa đâu (-:

    Trả lờiXóa
  46. @lotus : ở nước ngoài ghi tên người Việt mình cũng rắc rối Liên nhỉ , hèn gì M thấy bạn bè qua đó tên nhiều người viết tắt gọn lắm

    Trả lờiXóa
  47. không chính xác sao được , hihi

    Trả lờiXóa
  48. Chị chờ Phúc để xem đó ((-:

    Trả lờiXóa
  49. Dạ , đó là tờ khai sinh gốc . Chứ từ trước em chỉ dùng bản sao thôi , không có chữ Thị nên em đinh ninh tên mình chỉ có 3 chữ.

    Trả lờiXóa
  50. em nghĩ đơn giản là tên của người Việt khó phân biệt là nam hay nữ , nên chữ lót " văn " hoặc " thị " để phân biệt nam nữ thôi , mời chị xem thêm ở đây : http://nguoidan147.multiply.com/journal/item/114/114

    Trả lờiXóa
  51. Cám ơn Phuc nhiều nhiều nghen , M qua đọc rồi ((-:

    Trả lờiXóa
  52. Em cung lam nhu chi, an gian chu Thi, ket qua doc ten em nguoi ta cu "Dear Mr. LMK" Hahahahaha

    Trả lờiXóa
  53. Haha, lầm cũng vui em hén , chừng biết ra mình là female cũng vui (((-:

    Trả lờiXóa
  54. Có lần em lên mạng "tán" con bé nào đó với cái tên thiệt của mình, con nhỏ ngất ngây con gà tây em mới xì ra em là female, con nhỏ "từ" em từ đó luôn hahahahahahaha

    Trả lờiXóa
  55. Giới thiệu bạn bài viết này để tham khảo thêm

    Thị, thật ra là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ phụ nữ. Trong Từ Nguyên Tự Điển có câu “Phụ nhân xưng thị” (Đàn bà gọi là thị). Tự điển Từ Nguyên cũng giải thích thêm: Xưa nay Thị cũng còn là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng (Kim dịch vi phụ nhân tự xưng chi từ). Ngoài ra theo Tự Điển tiếng Việt, 1930, của Lý Quốc Chính còn ghi chú: Thị là từ mà ngày xưa được dùng để chỉ phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh.

    Với những tài liệu trên, khi nói tới đàn bà con gái, chữ THỊ được dùng tới như một biểu tượng chỉ “phái nữ”. Nếu đồng ý với lối giải thích này, khi đặt tên một người nữ, ngoài “Họ và Tên” thường khác biệt, còn muốn chỉ chung phái, giống, chữ Thị được dùng tới như chữ lót, không có gì hợp lý bằng. Người Trung Hoa còn dùng chữ Thị đặt sau Họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ Triệu Vương Thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.
    Riêng chữ Văn trong tiếng Trung Hoa không có nghĩa nào đề cập tới như đàn ông mà theo sách “Les langages de l’humanité của Michel Malherbe” được dịch bởi ông Lê Trung Hoa có điểm đáng chú ý như sau: “Có lẽ tên đệm văn có nguồn gốc từ tiếng Á Rập: BEN nghĩa CON TRAI. Khi người Á Rập vào buôn bán ở bờ biển Việt Nam (thế kỷ XVII) thường đi kiếm những đàn ông mạnh khỏe Việt Nam nhờ khuân vác, họ gọi thanh niên Việt Nam là mấy BEN, từ phát âm BEN trại dần thành ra VĂN. Lập luận này khả dĩ có thể nhận được, bởi trong âm ngữ Việt Nam, cách sử dụng này đã xảy ra rất thường.

    Thí dụ như tiếng Pháp Petit (nhỏ), người Việt Nam nói là Bé Tí, hoặc Colosse (lớn bự) thành khổng lồ. Cũng như trong tiếng Ý, chữ Ciao (chào) Việt Nam nói thành tiếng Chào. Còn tiếng Tây Ban Nha, Nino (nhít nhắt) Việt Nam chuyển âm thành “nít nhỏ”.

    Trả lờiXóa
  56. @ bulukhin : cám ơn bác Bu , lúc nào bác cũng sẵn một kho kiến thức để chia sẻ với bạn bè ((-:

    Trả lờiXóa
  57. Em đã đọc ở đâu đó, chữ Thị muốn nhắc đến yêu cầu sinh sôi, chữ Văn muốn nói đến học vấn. Chính vì bây giờ người ta hiếm khi dùng chữ Thị trong tên con gái nên cả hai bé gái nhà em tên đều bốn chữ và có chữ Thị, Nguyễn Thị Bảo T, Nguyễn Thị Bảo C... NGoài chuyện bảo thủ, giữ một truyền thống, chữ Thị còn làm cho cái tên đó đọc nhịp nhàng hơn, có nhạc điệu hơn. Có điều chính các cô giáo hay cắt đi chữ Thị, thình thoảng lại phải lưu ý cô.

    Trả lờiXóa
  58. @toro : Ah, vậy là Toro giữ gìn nề nếp hơn chị rồi . Nếp nhà giữ được luôn là điều tốt .
    Có điều như Toro nói nếu Thị nói đến yêu cầu sinh sôi , Văn nói đến học vấn thì M lại càng không ủng hộ hai chữ đó , vì quan niệm yêu cầu của phụ nữ là để sinh sôi còn học vấn là yêu cầu dành cho người nam , thì quan niệm đó xưa thiệt là xưa ... ((-:

    Trả lờiXóa
  59. "Tôi không chấp nhận chữ Thị vào tên người con gái
    Vì đó là dấu tích một thời nô lệ da vàng ..."
    - Nói đến người "nô lệ gia vàng" là kể từ khi Pháp thuộc thôi chứ chữ 'THỊ" đã có tứ lâu rồi !
    - Chữ "THỊ" lót trong tên phụ nữ là từ đáng tôn trọng...nó phát xuất từ chỗ nam trọng nữ khinh...nghĩa là thích con trai hơn của người Trung Hoa...nên khi sinh con gái họ thường "bỏ đi", chỉ đứa con gái nào họ giữ lại là đứa con được thương yên (quí) thì họ đặt chữ "THỊ" xem như đứa con gái cưng.[Mình cũng tình cờ đoc được tài liệu này khá lâu rồi. Nếu cần kiểm tra thử lên Google thử xem]

    Trả lờiXóa
  60. Con có nghe đâu đó giải thích rằng: Đàn ông yêu bằng MẮT, phụ nữ yêu bằng TAI. Do đó người phụ nữ cần phải đẹp để "đáp ứng" cái nhìn (THỊ) của đàn ông và ngược lại, đàn ông cần ăn nói hay (VĂN) để nói lọt tai phụ nữ. Con nghĩ đây cũng là một giải thích hợp lý đó bác!

    Trả lờiXóa
  61. Cám ơn anh HPV đã cho thêm một thông tin , nếu là xuất phát từ trọng nam khinh nữ thì M lại càng .. không ưa , hihi ...

    Trả lờiXóa
  62. Cách giải thích nghe cũng có lý há PT . Nhưng bác nghĩ chắc là suy diễn đấy . Vì chữ Thị , Văn nó có từ xa xưa lắm , chắc ít khả năng liên quan tới chuyện ... yêu đương vậy đâu (((-:

    Trả lờiXóa

Dấu chân..

Flag Counter