Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Nhớ về đường phố Paris

Ít hôm trước , tôi có xem một phim Pháp , nói về một anh vũ công mắc bệnh nặng , hàng ngày anh đứng trước ban công nhìn xuống đường phố Paris , ngắm cảnh sinh hoạt của những người  qua lại trên đường phố . Phim không có tình tiết gì gay cấn nhưng nó lôi cuốn tôi đến phút cuối . Bộ  phim khắc họa được những nét rất riêng của đường phố Paris và tính cách đặc trưng của những Parisiens (người Paris) , nó làm tôi nhớ những ngày ngắn ngủi được lang thang trên đường phố Paris ...


 
Tình cờ đi qua một góc phố nào đó của Paris, cô con gái tôi buột miệng nói : " Sao giống phố ... ở Sài Gòn mình quá !" . Và con bé tiếc rẻ,  Sài Gòn bây giờ đã mất dần những con phố bình yên , đậm dấu ấn thời Pháp của  ngày xưa  


Ở những góc phố ,  thường gặp những ki ốt (kiosques) bán báo , mang sắc thái văn hóa  đặc trưng của Paris . Trước đây đường Nguyễn Huệ của SG cũng có những ki ốt tương tự vậy , nay không còn nữa


Trên đại lộ Champs Élysées trong  nắng chiều muộn của  mùa hè , phía đàng xa là Khải Hoàn Môn ( Arc de Triomphe ) . Thời khắc chụp ảnh này chắc vào khoảng 8 : 00  pm 


Một buổi chiều mùa đông trên  đại lộ Champs Élyssée , ghé vào quán café vĩa hè làm một tách cafe nóng thì thật là tuyệt ( nhưng giá tiền cũng "tuyệt" lắm đó) 

Nhà hát Opéra de Paris nằm ở quận 8 , xây dựng từ năm 1862 , do kiến trúc sư Charles Garnier thiết kế theo phong cách Baroque với 2200 chỗ ngồi


Một chiều đông trên con phố vắng của Paris , đi dưới  hàng cây trụi lá mà nghe  vẩn vơ trong lòng câu thơ Cung Trầm Tưởng :
" lên xe tiễn em đi
chưa bao giờ buồn thế
trời mùa đông Paris
suốt đời làm chia ly "



Quán cafe Le Quasimodo ở một góc phố gần nhà thờ Notre Dame . Chàng gù Quasimodo Nhà thờ Đức Bà đây rồi,  còn nàng Esmeralda đang ở đâu ?


Dòng sông Seine một chiều hè



Sông Seine một chiều mùa đông . Tháp Eiffel ở phía xa xa 



Những bậc thang dẫn xuống " bờ kè" sông Seine



Suy tư bên sông Seine



Trên cầu Royal bắc ngang sông Seine



Trên cầu Pont Neuf , " neuf " tiếng Pháp có nghĩa là mới , nhưng đây lại là cây cầu xưa nhất Paris



Trên lối đi dọc theo vườn hoa Tuileries . Từ bảo tàng Louvre , tôi đã đi dọc theo vườn hoa Tuileries để tới quảng trường La Concorde . Tất cả những địa chỉ văn hóa này tôi được biết đến khi học lớp 7, 8 . Trong nắng hè chói chang của trời Tây , tôi ngồi trên chiếc ghế gỗ , dưới bóng râm của hàng cây dày lá ,  tự  kiểm nghiêm lại những cảm xúc qua sách vở  cô bé ngày xưa đã học  và ngoài đời thực bây giờ . Đã hơn năm mươi năm ...



Trong vườn hoa Tuileries . Họ hôn nhau dưới nắng dễ chừng đã hơn 15 phút



Quảng trường La Concorde , quảng trường lớn thú hai của nước Pháp , xây dựng hoàn thành năm 1772 . Thời Cách mạng Pháp , vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette đã bị xử tử tại đây (1793) .
Giữa quảng trường có  cột đá Obélisque cao 22,86 m , nặng 227 tấn , tạc từ đá nguyên khối . Nguyên đây là cây cột của đền Luxor Ai cập có từ thế kỷ 17 trước công nguyên do vị phó vương Ai Cập MuhammadAli tặng nước Pháp năm 1831 . Bốn mặt cột có tạc các chữ tượng hình Ai Cập . Trong đợt trùng tu năm 1998 , hậu sinh đã mạ vàng cho chóp nhọn của cột .
Còn cái bánh xe to ( grand roue ) nổi bật ở hậu cảnh,  cũng là của hậu sinh sau này dựng lên . Trong sách vở hồi xưa tôi biết  chưa có bánh xe này , hihi



Tòa thị chính Paris về đêm ( L' Hôtel de ville  de Paris )



Khải hoàn môn Carrousel nằm giữa bảo tàng Louvre và vườn Tuileries , xây dựng năm 1809 dưới thời Napoléon Bonaparte để ca ngợi chiến thắng trận Austerlitz ,
Giữa hình là một anh " Rệp" đang bán dạo các món hàng lưu niệm



Cảnh sát Paris đi patin rượt đuổi những người bán dạo trước bảo tàng Louvre



Trên phố Xavier Privas ở khu Quartier Latin, quận 5 . Ngày trước qua sách vở tôi được biết khu Quartier Latin là một khu phố  nổi tiếng ở Paris,  với các trường đại học nổi tiếng cùng các hoạt động văn hóa , là nơi các văn nghệ sỹ thường lui tới 



Khuyến mãi một cái 10 euros , 2 cái 18e . Thời điểm đó 10e tương đương 290 ngàn đồng VN / một  cái tạp dề có hàng chữ Paris



Trên phố đi bộ Huchette ở khu Quartier Latin , nơi đây có nhiều quán cafe , bar ... có thể cảm nhận cuộc sống năng động,  náo nhiệt của Paris 



Và đây , nơi mà tôi bất ngờ được chị Phung , một bạn lớn ở Paris đưa đến đây , như một món quà đẹp tặng tôi vậy . 
Đây là hiệu sách Shakespeare and Company ở phố Bucherie  quận 5,  một hiệu sách lâu đời và nổi tiếng của Paris . Hiệu sách ra đời từ năm 1919 , phục vụ cho người đọc những sách giá trị . Nó còn nổi tiếng  là nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ nhà văn như Ernest Hemingway , Ezra Pound , James Joyce ..., đã đi vào bộ phim nổi tiếng Midnight in Paris của đạo diễn Woody Allen .










Những kệ sách , băng ghế gỗ , bộ bàn ghế mỏng mảnh trước hiệu sách được giữ lại theo đúng nguyên mẫu của hiệu sách vào những năm xưa 




Ở quảng trường Saint Michel , những người bạn trẻ trong một điệu nhảy trên đường phố



Chờ đèn xanh ở  góc  phố Saint Michel 



Trong đường tàu điện ngầm 



Từ đường tàu điện ngầm bước lên mặt đất 



Ở một  bến tàu điện chạy trên mặt đất  (tramway)



tiệm phở Việt Nam ở quận 11 , may là nơi đây cũng không  quá gần  nhà hát Bastille , q. 11 , nơi vừa qua có xảy ra khủng bố



Cậu con hí hững với tô bún bò Huế , còn mình thì thấy  quá tệ . vậy mà một tô cũng hơn 10e 



Ở quân 13 , nơi có nhiều người Việt sinh sống 









Xếp hàng mua vịt quay ở một cửa hàng Tàu 

Entry này tôi xin tặng cho hai người :
Mến tặng chị Phụng để nhớ về kỷ niệm đẹp những dịp lang thang cùng chị trên đường phố Paris và cám ơn chị về tất cả những thân tình 
Chỉ là những hình ảnh góp nhặt , nhưng tôi muốn được chia sẻ với bác PN Hiệp những cảm nhận của tôi về cảnh vật , con người tôi bất chợt  bắt gặp đâu đó trong những ngày ngắn ngủi ở Paris ... 

16 nhận xét:

  1. Tôi sẽ cám ơn bạn Marg. ở entry này bởi nhiều lẽ:

    Thứ nhất là lời đề tặng cho hai người ở cuối entry, chị Phụng Châu, một người bạn quen biết trên mạng bấy lâu nay hiện đang sống ở Paris, và tôi. Cách đây gần 2 tháng, chị Phụng Châu có về Saigon, tôi đã có dịp... chống đôi nạng, ghé ngồi uống cafe cùng chị và bạn Marg. một kỷ niệm không quên, và một trong hai người là tôi, thật vui.

    Thứ nhì tôi muốn cám ơn bạn Marg. bởi những hình ảnh bạn chụp ở Paris lại làm cho tôi nhớ đến saigon của thập niên khoảng từ năm 1969 đến năm 1975. Ngay ở tấm ảnh đầu tiên tôi đã nhớ ngay đến con đường Tự Do nơi quận 1. Vâng đường Tự Do chứ không phải đường Đồng Khởi sau này. Cho đến tận bây giờ, đường phố Paris vẫn có những nét giống đường phố Saigon đến lạ lùng, cô con gái của bạn Marg. chỉ biết đến Saigon sau năm 1975 cũng nhận ra thế. Nơi con đường Tự Do này, ngày xưa tôi đã lang thang nhiếu lần, ngồi uống cafe ăn một cái bánh croissant ở Givral, Brodart, hay ghé nhà sách Xuân Thu mua một quyển sách...

    Tôi chưa có cái may mắn đến được Paris như bạn Marg. nhưng qua những hình ảnh buôn bán ở vỉa hè như bạn Marg. đã chụp này, tôi thấy thành phố Châu Âu này rất thân thiện và gần gũi, thân thiện gần gũi còn có khi hơn cả một Saigon đã quá khác như ngày nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là tấm hình đầu rất giống với đường Tự Do ngày xưa ở Sài Gòn . Còn có nhiều góc phố khác giống như các góc phố ở đường Hàm Nghi , Lê Lợi ngày trước . Con gái Marg lớn lên sau 75 nhưng vẫn còn nhớ loáng thoáng hình ảnh các góc phố những chiều xưa được ba mẹ chở ra sài Gòn chơi . Và bây giờ khi nhìn thấy các góc phố bình yên , đẹp một cách classique của Paris , nó thấy tiếc rẻ cho những góc phố đã mất của Sài Gòn

      Xóa
    2. Marg muốn chia sẻ những hình ảnh trên với bác H , chính vì nghĩ bác cũng sẽ chia sẻ những cảm nhận của Marg trong entry này

      Xóa
    3. À , con phố đi bộ Huchette giống như đường Tạ Thu Thâu ngoài chợ Bến Thành bác nhỉ ? Nhớ sau này , có lần lên xe, nói anh tài xế chay ra đường Tạ Thu Thâu , anh ta người Củ Chi không biết đường Tạ Thu Thâu ở đâu , mà M thì hoàn toàn không nhớ tên đường mới là gì . Đến bây giờ vẫn chua nhớ ra !

      Xóa
    4. Phố đi bộ Huchette giống Tạ Thu Thâu, bây giờ là đường Lưu Văn Lang. Cafe vỉa hè giống trên đường Lê Lợi ngày trước, xưa mấy năm trong lính về Saigon hay ngồi.

      Đúng là xem hình Paris nhớ Saigon ngày xưa thiệt.

      Xóa
    5. Đường Tạ Thu Thâu này Marg có nhiều kỷ niệm lắm , hồi đậu vảo đệ thất , bà chị dẫn ra đây lựa cho đôi giày sandales để mang với áo dài đi học . Còn vào những dịp Noel, Tết , đường Tạ Thu Thâu đông người đi mua sắm, chen chúc nhau y như trên phố Huchette trong hình vậy

      Xóa
    6. Đúng phố Tạ Thu Thâu bán giày dép, quần áo... dịp Noel, tết tôi cũng thường hay đi lang thang ở đây, chủ yếu ngắm phố xá, người qua lại. Phố này có 2 tiệm bán bánh ngọt Việt có tên là Hòa Lợi và Mai Hương khá ngon, bây giờ hình như 2 tiệm bánh cũng dẹp rồi.

      A, chị Phụng có vào đây đọc được hả, chị cũng có ghé cafe chim ở Tao Đàn, hay quá. Kỳ tới chị P. có về saigon thể nào cũng phải rủ ra đây cafe. Nhắc tới chị P. đúng là nhớ thiệt, hí hí!

      Xóa
  2. Vậy thì có thể nói ngược lại là "Đi trên đường phố Paris, nhớ về đường phố Saigon". Hì hì.

    Cám ơn bạn Marg. đã post những tấm ảnh này. Tiếc là chị Phụng không vào đây xem được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ah , chị Phụng có vào đây xem được, nhưng chị lại không đăng nhập vào được để comment . Hôm trước chị về SG , vào vườn Tao Đàn có chụp một tấm hình ở chỗ cafe chim , Marg nói chị hay hơn M rồi , M ở SG nhưng chưa đến chỗ cafe chim lần nào . Chị bảo nghe nói cafe chim là nhớ tới bác Hiệp , lần sau về chị sẽ rủ bác ra cafe chim , hihi

      Xóa
  3. Mình đến Paris lần đầu cũng có cái cảm tưởng giống cháu gái, và lối họ chạy xe vào bùng binh y hệt Sài Gòn ta ngày trước..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy là anh Minh T cũng có những cảm nhận về đường phố Paris giống như một số đường phố SG ngày trước , thật ra là SG giống Paris , nay những phố ấy đã mất dần đi rồi anh ạ

      Xóa
  4. 1- Những tấm hình bạn chụp mô tả được cảm xúc của mình, dẫn dắt người xem cùng đến Paris, cùng được thưởng ngoạn vẻ đẹp của viên ngọc châu Âu.
    Đi trên đường phố Paris nhớ Sài Gòn là phải, vì nó cùng sự sáng tạo của văn minh Pháp, văn hóa Pháp. Giống Sài Gòn chớ không giống Th. Ph Hồ Chí Minh lại càng phải. Tại sao ? nói ra thì dài, chỉ vắn tắt như dân gian: Nam Kỳ khởi nghĩa thôi Công lý, Đồng khởi lên rồi hết Tự do. Có nhạc sỹ nói thiệt hay về việc mất cái tên Sài Gòn “Ta mất người như người đã mất tên”.
    2- Bu tui loanh quanh châu Á, chưa đến Paris. Nhưng từ tuổi học trò đã được đọc nhiều văn học Pháp. Ngoài bắc hơn nửa thế kỷ trước người ta dịch văn học Pháp, văn học Nga quá nhiều. Nhiều và nghiêm túc, không bát nháo như bây giờ. “Những vì sao” của Alphonse Daudet ám ảnh bu tui từ tuổi học trò cho đến bây giờ. Vì mê anh chàng chăn cừu mà bu phải tham gia thi viết bút kí “kí ức cầu Dài” của tạp chí Nhật Lệ. Anh chăn cừu ở trên núi cao, hàng tuần có người giúp việc của ông chủ chở lương thực, thực phẩm lên. Hôm ấy không hiểu sao cô chủ 16 tuổi xinh như mộng làm việc đó, anh chăn cừu mừng quýnh. Nhưng trên đường về trời mưa to, nước suối dâng cao, ngựa nàng không qua được đành trở lại lều anh chăn cừu. Không có chỗ cho hai người nằm riêng, cả hai cùng ngồi. Cô gái tựa vào anh chăn cừu cho đỡ rét. Anh ta lấy chăn ấm áo ấm ủ cho nàng. Cả hai ngẩng nhìn trời sao. Anh ta kể chuyện sao như kể chuyện dân làng sống dưới đất, sao nọ cưới sao kia, có bao nhiều người đến dự, cô dâu hồi hộp quá đánh rơi viên ngọc quý…Cô gái ngủ thiếp đi, anh chăn cừu ngồi yên như phổng đá, và tưởng như một ngôi sao đi lạc đường đang sáng lung linh ngay trên vai mình. Bu nói thế để so sánh anh chăn cừu hiểu về sao như một bác học, còn anh kỹ sư cầu đường như bu dốt đến nỗi không biết chiếc cầu Dài của thành phố quê hương được người Pháp xây nên từ năm nào. Hehe… bút kí này được giải cao, và nàng Kim Cúc đọc trên đài tiếng nói Việt Nam cách nay gần 10 năm.
    Mê Alphonse Daudet, lại mê Những người khốn khổ của Victor Hugo. Những cuộc tình tự của Marius và Cosette trong vườn Luxebourg sao mà dễ thương, sao mà tinh khiết. Tiếc là bạn chỉ có vườn Tuileries với nụ hôn15 phút của hai người già, chớ không có vườn Luxebourg với chiếc ghế đá mà đôi thiên than kia đã ngồi yêu nhau. Nếu dịp sau đến Paris bạn nhớ bổ sung, không vì nhiều người thì cũng xin vì một người lẩm cẩm như bu tui vậy .

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn bác Bu đã nhìn thấy những cảm xúc của Marg khi đi trên đường phố Paris . Trong entry "Chào Paris" trước đây , Marg có nói đến cảm xúc của mình khi đặt những bước chân đầu tiên xuống Paris , Marg đã nhớ đến ba của Marg , người dạy vỡ lòng tiếng Pháp cho Marg . Để từ đó , M đã có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa Pháp đầy tính nhân văn ...
    Thật thú vị khi bác Bu cho biết ở tuổi học trò bác cũng đọc nhiều văn học Pháp và đã yêu " Những vì sao " của Alphonse Daudet một cách đầy ấn tượng như vậy . Marg thì yêu " Những vì sao " bằng tâm hồn mơ mộng của tuổi mới lớn , yêu sự thuần khiết của một vì sao đi lạc trên một bờ vai . Mọi thứ sau đó dừng lại , sang trang ...
    Khi đến Paris, Marg cũng như mọi người , ai cũng muốn tìm đến tháp Eiffel , Khải Hoàn Môn ... Riêng Marg , có một nơi Marg luôn mong mỏi đến, đó chính là vườn Luxembourg . Entry đầu tiên về Paris của Marg chính là dành cho vườn Luxembourg . Mời bác Bu xem theo đường link :
    http://margbangtam.blogspot.com/2014/08/giua-vuon-luxembourg-nghe-cong-chieng.html
    Mong rằng bác Bu sẽ tìm thấy chiếc ghế đá với đôi thiên thần của mình

    Trả lờiXóa
  6. 1- Đúng là bu tui mơ được ước thấy, hôm nay đã “đến” được vườn hoa Luxebourg để nhìn thấy những chiếc ghế đá mà Marius và Cosette - đôi thiên thần của cụ Hugo đã từng ngồi tình tự. Rất thú vị được nhìn tấm ảnh thứ 3 (trên xuống) một đôi bạn trẻ đang hôn nhau, cứ như là hình mẫu minh họa cho tiểu thuyết Những người khốn khổ vậy.
    2- Hồi trẻ bu tui thầm phản kháng các lý luận gia giáo điều, ấu trỉ, buộc văn chương phải có nhiều tính. Tính đảng, tính giai cấp, tính nhân dân, tính nghệ thuật…Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài bị chụp mủ thiếu lập trường giai cấp. Võ sĩ Dế mèn thắng võ sĩ bọ ngựa là chính nghĩa thắng gian tà. Vậy sao người thắng cuộc lại khoác vai kẻ thất bại dẫn đầu một đoàn diễu hành đi khắp nơi tung hô Thế giới đại đồng. Đã loáng thoáng có người nhắc đến cụ Alphonse Daudet cho hai nhân vật đối kháng giai cấp tựa vào vai nhau trên đỉnh núi giữa một đêm trăng. Bu tui chống lại quan điểm này nhưng nói ra thì bị Đoàn và Lớp trưởng cùng Chi bộ quy tội. Chỉ âm thầm đọc, âm thầm yêu mến nhà văn với hai con ngươi trong trắng nọ. Với bu họ là hai trái tim, hai con người, hai biểu tượng âm dương tạo dựng nên hoàn cầu vũ trụ.
    3- Nhà văn Nguyên Ngọc - người mà bu tui thần phục và mang ơn - là người quyệt liệt chống lại việc cho dân Tây nguyên mang cồng chiêng đi đánh gõ ngoài đất Tây Nguyên. Với ông, âm nhạc cồng chiêng là ngôn ngữ của người Tây nguyên giao hòa với thần thánh, với trời đất. Mang cồng chiêng về nơi phố xá hỗn tạp đánh gõ phục vụ du khách thì không còn ý nghĩa gì nữa. Ấy vậy mà bu tui lại rất khoái khi thấy mấy ông Tây Nguyên gõ cồng chiêng trong vườn Luxebourg bên Tây. Với bu, thần thánh cũng do con người sáng tạo ra, hãy chưa nói đến thuyết duy thức của nhà Phật, thử hỏi không có con người thì làm gì có thần thánh. Giao hòa với thần thánh là những dịp tết nhất, lễ lạc, tổ chức trên rừng núi Tây Nguyên, còn giao hòa với con người thì đến nơi con người ở là phải lắm. Chả nhẽ âm nhạc Tây Nguyên chỉ phục vụ riêng cho thần thánh mà bỏ quên con người sao ? Vậy là không công bằng tẹo nào.
    Bạn sang Pháp được nhìn thấy, được nghe thấy cồng chiêng Tây Nguyên kể như trúng số độc đắc vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Marg rất vui khi bác Bu qua đây , tìm thấy được những gì bác thích .
      Khi Marg vào vườn Luxembourg vẫn cố ý đi tìm những pho tượng trắng ...

      Xóa
    2. Trời ơi ! Tưởng tượng mang cô chủ nhỏ đó ra mà bắt anh chăn cừu phải hừng hực ngọn lửa đấu tranh giai cấp thì ... cụ Alphonse Daudet chắc cũng phải khóc mất thôi

      Xóa

Dấu chân..

Flag Counter