Rời Chợ Mới An Giang , chúng tôi qua Cần Thơ nghỉ đêm tại nhà cô giáo Anh văn , để sớm hôm sau kịp tham quan chợ nổi Cần Thơ . Nhà cô giáo ở gần khu vực núi Sập , nơi tiếp giáp giữa An Giang và Cần Thơ .Con đường dẫn vào nhà cô giáo cũng như bất cứ những con đường nông thôn miền Tây . Đường đã bê tông hóa nhưng hẹp, chỉ đủ cho một chiếc ô tô đi qua , sát bên đường là dòng kinh với vài con đò xuôi ngược . Trước khi đến nhà cô giáo , xe chạy ngang qua một nhà thờ đang tu sửa . Về đến nhà , sau khi chào bố mẹ , cô giáo vội vã đạp xe ra nhà thờ cho kịp buổi lễ chiều .
Trò chuyện với bố mẹ cô giáo mới biết, đây là làng của một xóm đạo. Sau 1954 , giáo dân theo cha vào Nam ,được chính quyền Ngô Đình Diệm cho lập làng ở đây . Hồi trước nơi đây là lau sậy, giáo dân đã khai phá , làm rẫy , trồng lúa . Giờ cuộc sống của các gia đình đã ổn định khá tốt . Bố cô giáo cho biết điện, nước , đường xá , cây cầu qua lại trong làng , tất cả đều do các cha đạo đứng ra tổ chức , vận động đóng góp rồi thực hiện . Bố cô giáo còn nói thêm :" Vì là cha tổ chức nên tin tưởng đóng tiền làm , chứ nếu ai khác thì không đóng tiền đâu , vì sợ tiền đóng vào sẽ bốc hơi mất một nửa "
Tôi bước ra sau nhà nhìn cánh đồng lúa của gia đình trải dài tít tắp . Tiếc là chúng tôi đến lúc cánh đồng vừa gặt lúa xong chỉ còn trơ gốc rạ . Thế nhưng buổi chiều ngồi nhìn ra cánh đồng , hít thở mùi đất , mùi rơm rạ , mọi lo toan của cuộc sống như ở tận đâu đâu ...
Dòng kênh trước đây cũng do Cha tổ chức nạo vét , mở rộng
Mẹ cô giáo cắt lõi chuối non trộn gỏi gà
Cánh đồng lúa sau nhà vừa qua mùa thu hoạch
Con đường làng có chú gà lang thang , xa xa các cháu bé đang thả diều , cảnh thanh bình
Con đò trên dòng kinh trước nhà
Nhà của cô giáo
Chiều nhà quê
Từ 4g sáng , cả đoàn lại lên xe trực chỉ về Cần Thơ, để từ bến Ninh Kiều xuống đò ra Chợ nổi . Chợ nổi nhóm họp từ 5g đến 6g sáng là nhộn nhịp nhất . Khi qua Thái Lan , tôi chưa có dịp tham quan Chợ nổi bên ấy nhưng xem qua hình ảnh tôi thấy những ghe thuyền chở nông sản của họ biết cách bài trí để hấp dẫn du khách . Còn các ghe hàng ở miền Tây thì thật là mộc mạc như tính cách của người miền Tây vậy . Hàng hóa trái cây cứ chất đống trong các cần xé và bịch nylon . Các ghe hàng cặp theo đò du khách mời mọc nhưng tôi thấy ít ai mua . Cô giáo nói rốt cuộc chỉ có các chủ tour du lịch là hưởng lợi thôi , người nông dân ở đây cũng chẳng mua bán được bao nhiêu. Chủ yếu chỉ là mua bán trao đổi giữa các thương lái . Ngay cả các ghe bán hàng ăn uống , mặc dù anh tài công chở du khách khuyến khích mọi người dùng thử , nhưng cũng không ai hưởng ứng, khi nhìn thấy điều kiện vệ sinh trên ghe có vẻ không bảo đảm .Xem ra làm du lịch mà lọc lừa quá thì đáng ngán , nhưng xuề xòa , chất phác quá cũng không xong .
Bình minh trên sông
Sông Hậu mênh mông
Ghe cặp theo đò mời du khách nhưng ít ai mua
Đò bán món nông sản nào thì sẽ treo món nông sản đó trên cây sào dài
"Buôn bán không lời , chèo chống mỏi mê"
an ten bí rợ và an ten tivi
Ghe hàng ăn uống chắc chủ yếu phục vụ cho các lái đò
Ghe du khách
Du lịch sông nước của mình chẳng thấy mặc áo phao , khách nước ngoài kể ra cũng gan
Các cây sào treo các món nông sản trông thật vui mắt
e vẫn chưa có dịp để ghé chợ nổi Cần Thơ, sao mà thấy không khí của chợ gần gũi, thân thương quá :)
Trả lờiXóangười miền Tây mộc mạc chất phác lắm bố susu à. Ghe bán trái gì thì chỉ treo độc nhất 1 trái trên đầu chiếc sào dài , trông thấy tồi tội làm sao
XóaĐọc bài và xem hình tự nhiên có mấy "si nghĩ":
Trả lờiXóa- Một vị cha đạo ở một vùng quê, có tiếng nói, và cách làm việc hiệu quả hơn gấp nhiều lần bất kỳ một cấp chính quyền nào. Tại sao ông cha nói mọi người nghe? Không có gì cao siêu cả. Hãy nghe bạn Marg. diễn tả lại câu nói của người dân nếu tiền của họ đóng cho một ai khác để làm con đường: "vì sợ tiền đóng vào sẽ bốc hơi mất một nửa".
- Cách sống của người dân Nam bộ có lẽ bao nhiêu đời nay vẫn thế, gắn liền với mảnh vườn, thửa ruộng, chiếc ghe, sông nước, vững bền trong cái... chênh vênh.
- "Nhập gia tùy tục", những du khách Tây phương nguyên tắc và cẩn thận là thế mà đến miền Tây Nam bộ, cũng "vô tư" không áo phao lêng đênh sông nước như dân bảnxứ bao nhiêu đời nay.
- Chợ nổi là một "đặc sản" của miền quê Nam bộ (như "chợ tình" vùng cao Bắc bộ). Ở phố nhà mặt tiền đường có giá, thì ở quê là nhà... mặt tiền sông.
Một chuyến đi về thăm lại quê hương đúng nghĩa bạn Marg. nhỉ? :-)))))
Có đi , hỏi chuyện mới thấy , hiểu nhiều điều , nói chung là M thấy cái xóm quê đó thật hay ho .
Trả lờiXóaCòn vụ nhà mặt tiền sông bác nói , M đang thấy kỳ kỳ khi đi qua một khúc sông dài thấy một bờ kè khá kỳ, nó dựng đứng như một bức tường thành suốt bờ sông , dưới sông không nhìn thấy trên bờ , trên bờ không ra được bờ sông . Sông miền Tây bên lở , bên bồi , người ta không muốn cho bên lở phải chịu lở , nhưng thay vì xây bờ kè thì xây bức tường dựng đứng lạnh lùng , làm mất đi cảnh vật hai bờ sông miền Tây cây cối xanh mát như thường thấy nữa .
Bác H có thể nhìn thấy bức tường đó ở tấm thứ tư loạt hình về chợ nổi .
Thấy khách nước ngoài đi ghe không mặc áo phao , em nghĩ chắc họ cũng " hú tim " đó chị ui ..nhưng mê quá , biết làm sao hơn ..hihi ..
Trả lờiXóaEm cũng chưa bao giờ được xem chợ nổi ở miền Tây , giờ được chị giới thiệu , nhìn cảnh mưu sinh của người dân mình , thấy thương quá chị hén ! Một ngày chắc họ chỉ bán được lai rai vài chục đồng quá ...
Giá nông sản ở SG lúc này cũng rẻ lắm NT à . Đúng là người nông dân trồng trọt vất vả , mua bán chẳng được bao nhiêu
XóaHai người bạn nói chuyện với nhau về du lịch, người này than chưa bao giờ được đi du lịch nước ngoài, người kia nói lại, trong nước mà đi cho hết cũng thú vị rồi! Đọc các trang viết của MB và nhìn những hình ảnh chụp rất đẹp mới thấy là người kia nói rất đúng. Vấn đề còn lại là tận hưởng niềm vui trong từng chuyến đi thế nào thôi. Chúc mừng MB. Tuổi này mà được đi khắp nơi là quý hóa quá.
Trả lờiXóaM mê những chuyến đi , trong nước cũng thích , nước ngoài càng hay. Ngoài những hình ảnh chụp được lâu lâu mở ra xem lại , thỉnh thoảng lại nhớ về những cảm xúc trong một khung cảnh đã đi qua . Đó là quà tặng dễ thương của những chuyến đi anh HN à .
XóaHay quá chị à, em cũng đi chợ nổi mấy lần. Thật vui.
Trả lờiXóaLại được đi chợ nổi Cần Thơ lần nữa cùng chị, đất Cần Thơ hoa trái bốn mùa, người dân mộc mạc, không khí thanh bình thích chị nhỉ
Trả lờiXóa